Cùng với sự phát triển của blockchain, các dự án xuất hiện ngày một nhiều. Và tất nhiên, các Venture Capital là không thể thiếu cho các dự án tiềm năng, không chỉ riêng trong thị trường kinh tế truyền thống mà cả ở mảng crypto. Cùng tìm hiểu Venture Capital là gì ngay nhé!
Venture Capital là gì?
Venture Capital (VC) là các công ty tập hợp tiền của nhà đầu tư để đầu tư vào các công ty ở giai đoạn đầu. Họ thường mua cổ phần trong một công ty mới thành lập, cung cấp tiền và kiến thức chuyên môn để giúp họ phát triển và thành công, sau đó bán cổ phần của họ trong công ty để kiếm lợi nhuận. Venture Capital có mặt ở khắp nơi trong không gian crypto. Theo bản chất của ngành, hầu hết mọi công ty trong lĩnh vực crypto đều là một công ty mới thành lập. Venture Capital cung cấp nguồn tiền mặt quan trọng cũng như hướng dẫn, giúp biến các dự án crypto tiên tiến thành các doanh nghiệp có lợi nhuận lâu dài.
Đối với crypto, thị trường này mang tính mạo hiểm rất nhiều so với thị trường truyền thống, nên gần như tất cả các nhà đầu tư đều có thể gọi là Venture Capital (VC). Một vài VC nổi tiếng trong Crypto: Coinbase Ventures, Hashed, Paradigm, Delphi Digital,…
Venture Capital gồm những giai đoạn nào?
Việc huy động vốn đầu tư mạo hiểm tuân theo một trình tự tương đối chuẩn hóa. Mặc dù mọi công ty đều khác nhau nhưng việc nhận biết những thuật ngữ này rất hữu ích để tìm ra mức độ phát triển và thành lập của một công ty khởi nghiệp. Vì hầu hết các công ty crypto đang ở một trong những giai đoạn này do tính mới lạ của công nghệ blockchain, quy trình này rất quan trọng cần phải hiểu. Một số công ty thích đầu tư vào các thời điểm khác nhau như một phần của chiến lược của họ.
Pre-Seed: Số tiền đầu tiên đầu tư vào một công ty khởi nghiệp khi nó không nhiều hơn một ý tưởng. Nó thường đến từ những người sáng lập, gia đình hoặc bạn bè của họ, hoặc những “angel investors.” khác.
Seed: Công ty khởi nghiệp đang đi lên và cần tiền để nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh và tập hợp một đội ngũ.
Series A: Công ty khởi nghiệp đang bắt đầu phát triển bằng cách tung ra một sản phẩm và có được những khách hàng đầu tiên. Các công ty VC lớn nhất có thể xem xét đầu tư vào giai đoạn này, vì có ít rủi ro hơn.
Series B: Các sản phẩm đang hoạt động và khách hàng đang chú ý. Series B là tất cả về việc mở rộng quy mô sang các thị trường lớn hơn. Tăng Series B thành công sẽ yêu cầu bằng chứng về hiệu suất.
Series C: Start-up không phải là start-up nữa mà là một công ty thành công toàn diện. Series C thu hút nhiều nhà đầu tư ngoài các nhà đầu tư mạo hiểm chuyên dụng. Tiền được sử dụng để mở rộng đáng kể, thường là trên phạm vi quốc tế.
Mezzanine, Bridge, or Pre-Public: Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi công ty tiền hành Initial Public Offering (IPO), sáp nhập với một công ty khác hoặc được mua lại. Đây là cơ hội cuối cùng để một nhà đầu tư tham gia trước khoản tiền lớn.
Private Sale là gì?
Vòng gọi vốn kín (Private Sale) là vòng gọi vốn khi dự án đã hoàn thiện whitepaper, triển khai xây dựng thương hiệu và có cho mình một cộng đồng nhỏ quan tâm. Rất nhiều dự án Blockchain hiện nay bắt đầu gọi vốn từ vòng Private Sale.
Ở các vòng này nhà đầu tư sẽ được mua token của dự án với giá thấp hơn nhiều so với giá dự kiến trong tương lai, qua đó cơ hội kiếm được lợi nhuận đáng kinh ngạc.
Nguồn vốn thu được trong Private Sale được sử dụng như thế nào?
Vấn đề này còn phụ thuộc vào những yếu tố cần thiết cho dự án blockchain trong ICO. Số tiền này có thể thay thế tài trợ Pre-Sale hoặc thậm chí là ICO công khai. Nếu cần marketing bổ sung trước khi chào bán ICO công khai, thì số tiền đó có thể được tái đầu tư vào sale và marketing trước khi mở các đợt Pre-sale và ICO.
Đôi khi cần phải đầu tư một phần đáng kể của nguồn vốn thu được từ Private Sale cho một thị trường cụ thể. Ví dụ: Châu Á hiện đang là thị trường đầu tư hàng đầu cho công nghệ blockchain. Với đủ vốn cùng một dự án hấp dẫn, có thể thu hút được sự quan tâm lớn trong thị trường châu Á, thu hút người tham gia vào ICO công khai.
Nhìn chung, Private Sale là một cách tuyệt vời để thu được cả nguồn vốn và hỗ trợ cho các dự án blockchain trước khi ra mắt ICO trong một môi trường đôi bên cùng có lợi cho cả hai.
Vậy làm sao để quyết định VC nào ở vòng nào?
Đó là dựa vào giá trị của từng nhà đầu tư có thể đóng góp, cách chơi của VC, mối quan hệ,… mà đội ngũ dự án có thể xem xét đưa các VC vào các vòng phù hợp.
Còn ở Series A, Series B thì rất ít dự án gọi vốn ở những vòng này, có thể một phần do vòng đời của các dự án Crypto khá ngắn, team không có động lực làm tiếp, hoặc tự chính dự án có thể tạo ra doanh thu cho riêng mình. Pre-Seed cũng tương tự Seed Round, chỉ đơn giản là sớm hơn nữa, có thể chưa định hình được Tokenomic chẳng hạn.
Public Sale là gì?
Là vòng bán công khai token của một dự án nào đó trên các sàn tập trung (CEX) hoặc sàn phi tập trung (DEX). Vòng này giá token sẽ cao hơn seed round và private sale. Các hình thức huy động phổ biến của vòng này là: ICO, IEO, IDO, ILO. Vòng public sale ngoài mục đích kêu gọi vốn đầu tư thì còn nhằm mở rộng cộng đồng cho token. Vòng public sale sẽ được thông báo công khai để mọi người đều có thể tham gia, tuy nhiên dự án sẽ giới hạn số lượng người mua nhất định và mỗi nhà đầu tư chỉ có thể mua với khoản tiền giới hạn.
Listing
Listing (lên sàn) là hình thức niêm yết token của dự án lên sàn để các nhà đầu tư có thể tự do trao đổi, buôn bán. Việc lên sàn sẽ giúp token của dự án tăng tính thanh khoản, mở rộng thêm cộng đồng, mọi nhà đầu tư có thể tham gia. Mức giá token ở vòng này thường cao hơn nhiều so với các vòng trước đó. Vậy nên việc trang bị kiến thức cho bản thân để có thể tham gia đóng góp cho dự án để nhận được quyền đầu tư từ những vòng gọi vốn đầu tiên sẽ mang đến nhiều lợi thế hơn cho các nhà đầu tư VC.
Rủi ro của dự án khi chọn Venture Capital
Nếu chọn sai VC, các dự án sẽ phải gánh chịu nhiều thiệt hại. Một số nhà đầu tư chỉ muốn ăn ngắn, khi nhận được token rồi họ sẽ xả bất chấp chart token như thế nào. Mà một khi chart đã bị xấu, cộng đồng khả năng cao cũng sẽ hoảng loạn mà bán tháo theo.
Một trường hợp khác, đó là biết trước tin tức như Airdrop, sau đó quỹ cầm rất nhiều tiền vào thực hiện đúng quy trình để có được một lượng lớn token, sau đó xả thu về lợi nhuận. Cách làm này không những không giúp ích cho dự án, mà còn làm nhiều holders chân chính cũng chịu thiệt thòi.
Rủi ro của Venture Capital trong Crypto
Thực chất, quỹ cũng chỉ là tập hợp một số người có kinh nghiệm, hoạt động tối ưu hơn các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhưng không phải không có rủi ro.
Scam ở đây không hẳn là việc dự án ôm tiền bỏ trốn mà là việc dự án không thực hiện đúng với lộ trình đưa ra. Giả sử như thay vì sau gọi vốn 3 tháng sẽ có sản phẩm, 2 tháng tiếp theo KPI đạt một mốc nhất định, thì đằng này dự án lại làm việc chậm chạp, không có bất kỳ bước tiến trong thời gian dài.
Tiếp theo là việc thua lỗ. Không phải deal nào cũng đều mang lại lợi nhuận cho các quỹ đầu tư mạo hiểm. Một số deal tưởng chừng như rất tốt, nhưng gặp phải nhiều yếu tố khách quan mà dẫn đến thua lỗ. Hoặc trường hợp khác, họ đầu tư không phải vì lợi nhuận mà vì một thứ khác, mối quan hệ chẳng hạn.
Tuy nhiên, các quỹ đầu tư mạo hiểm này sẽ có những cách thức phân bổ, để cho dù họ lỗ các deal này, nhưng lợi nhuận từ deal khác cũng sẽ bù được và còn có lời.
Chiến lược của các Venture Capital
Dù rằng những cá nhân trong quỹ đều có kiến thức rất vững trong thị trường, nhưng không tránh khỏi mỗi người sẽ có những nhận định riêng, dẫn đến cấu trúc quỹ cũng sẽ khác nhau, chưa kể đến nhiều yếu tố khách quan khác, như mối quan hệ chẳng hạn.
Một chiến lược của các quỹ, đó là phân bổ vốn. Thông thường các quỹ sẽ chia vốn ra làm nhiều phần để đầu tư theo mục đích khác nhau.
Kinh nghiệm chọn Venture Capital
Vào ngày 16/10, Jason Choi – General Partner của Spartan đã có một tweet khá thú vị về cách lựa chọn Venture Capital.
Theo Jason, việc gọi vốn rất quan trọng, có thể coi như là chúng ta đang “thuê” nhà đầu tư, nên cần phải bình tĩnh mà thực hiện, không được vội vã. Và như đã nói ở trên, khi tiếp xúc với các nhà đầu tư, các dự án cần xem xét kỹ những gì mình nhận được để ra deal cho phù hợp. Nếu deal quá nhỏ dành cho một quỹ quá to, thì đừng mong chờ những sự tư vấn kỹ lưỡng.
Các giá trị mà VC có thể mang đến cho dự án thường là:
- Branding, Marketing để giúp cộng đồng biết về dự án.
- Technical support, hỗ trợ code phụ nếu cần thiết, hoặc có thể tham gia hệ sinh thái các dự án mà quỹ đã đầu tư.
- Mở rộng quan hệ trong ngành.
- Cố vấn về chiến lược phát triển, thiết kết Tokenomics, mô hình dự án,…
Thông thường, các Venture Capital sẽ đưa ra một con số tối thiểu để đầu tư, nhưng tốt nhất đừng đưa cho họ bằng mức tối thiểu đó. VC không chỉ có mình deal của bạn, nên chúng ta không thể đòi hỏi VC dành thời gian cho một dự án bán một allocation quá ít cho mình, so với dự án khác offer cao hơn gấp 10 lần.
Các quỹ thường sẽ rải tiền ở rất nhiều dự án, nên không tránh khỏi việc đầu tư vào dự án đối thủ cùng phân khúc. Nếu chẳng may gặp điều này, hãy liên hệ trực tiếp với quỹ để hỏi về vấn đề này, trong trường hợp không tin tưởng VC sẽ bảo mật thông tin của mình.
Các loại quỹ đầu tư
Được phân chia theo hình thức chủ sở hữu
Quỹ của các sàn giao dịch: Binance Labs, Coin98, Coinbase Ventures, Huobi Capital, Alameda Research, Coinbase Ventures, Huobi,…
Quỹ đầu tư khác: A16Z, CoinGecko Ventures, NGC Ventures, Three Arrow Capital,…
Một số VC lớn trong thị trường Crypto
Coinbase Ventures
Coinbase Ventures là quỹ được thành lập năm 2018 bởi sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase. Quỹ này tập trung vào vòng gọi vốn của các dự án đang ở giai đoạn Early-stage và hoạt động gần như độc quyền trong Blockchain và tiền điện tử. Quỹ đầu tư Crypto của Coinbase Ventures đầu tư cả vào sàn giao dịch điện tử như CoinDCX và ứng dụng Blockchain vào Livepeer.
Coinbase Ventures còn cung cấp tài chính cho các dự án có đội ngũ và ý tưởng phát triển DeFi một cách tích cực, sáng tạo.
Các Token được niêm yết trên Coinbase phải có Use case, nếu dự án có liên quan có liên quan tới các bên không uy tín thì rất khó được List trên Coinbase.
Alameda Research
Thành lập tháng 10 /2017 bởi Sam Bankman-Fried (Founder), hiện Quỹ quản lý khoảng 100 triệu USD tài sản và giao dịch hàng ngày đạt từ 700 triệu tới 1,5 tỷ USD.
Quỹ đầu tư vào hệ Solana rất mạnh, hai thành viên chủ chốt của Alameda Research là Sam Bankman-Fried và Sam Trabucco
Binance Labs
Là quỹ đầu tư thuộc hệ sinh thái của Binance, Binance Labs được thành lập năm 2017 tại HongKong.
Binance Labs xác định đầu tư và trao quyền cho các doanh nhân, công ty khởi nghiệp và cộng đồng Blockchain khả thi, cung cấp tài chính giúp phát triển các dự án Blockchain lớn hơn.
A16Z Andreessen Horowitz
Đầu tư theo tầm nhìn rất dài hạn, thường họ theo dự án rất lâu.Cách họ đầu tư là luôn nhìn về dài hạn, dù cho thị trường hiện tại có lên hay xuống thì cũng không phải điều họ quan tâm nhất.
Cũng như Alameda Research ,các dự án mà họ đầu tư trải rộng ,không chuyên biệt bất cứ mảng nào, nó trải rộng từ DeFi, Social, Decentralize Social Network, Web3, NFT,….
Lưu ý, bài viết trên chỉ là chia sẽ, không phải một lời khuyên đầu tư.