Trong giới tài chính tồn tại nhiều loại thị trường khác nhau. Nhưng tất cả đều tồn tại Market Maker và Market Taker. Những đối tượng này có vai trò cực kỳ quan trọng trong thị trường. Tuy vậy, cách thức hoạt động cũng như lý do tồn tại của hai thế lực này vẫn còn là một bức màn bí ẩn trên thị trường tài chính.
Market market và market taker là gì?
MARKET TAKER
Market taker (MT) là những người giao dịch chủ động chấp nhận mức giá mà thị trường đưa ra. Tức là người đi khớp lệnh từ sổ lệnh được market maker (MM) để sẵn. Tên market taker cũng được đặt theo cách của đối tượng này hoạt động. Khi người giao dịch chủ động khớp lệnh như trên thì các lệnh chờ được lấy khỏi sổ lệnh do đó được gọi là “taker”.
MARKET MAKER
Market maker hay nhà tạo lập là cá nhân, tổ chức đặt lên giới hạn trên thị trường chờ khớp. Tức là MM lấp đầy sổ lệnh bằng cách đặt nhiều lệnh với các mức giá khác nhau. Tương tự như market taker thì tên gọi của MM cũng bắt nguồn từ việc đặt lệnh chờ trên sổ lệnh.
Để hiểu rõ hơn ta cùng đi vào ví dụ sau đây. MT là người chủ động đi khớp lệnh chờ. Ví MT như một người đi mua hàng thì sàn giao dịch chính là cửa hàng MT đến. Còn MM chính là nhà sản xuất, người mà đã bày tất cả các hàng hóa lên kệ hàng cho MT lựa chọn. Khi MT chấp nhận mức giá niêm yết trên hàng hóa và mua thì giao dịch đã xảy ra. Điều này diễn ra tương tự trên thị trường tài chính.
Khác biệt của nhà tạo lập trên thị trường crypto so với các thị trường khác
Trên thị trường chứng khoán truyền thống, cũng đã tồn tại các dịch vụ tạo lập thị trường. Tuy nhiên, thị trường tiền điện tử có những đặc điểm khác biệt. Dẫn đến các nhà tạo lập ở thị trường này phải phát triển các dịch vụ mới dành riêng cho thị trường crypto. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa nhà tạo lập thị trường crypto với những người đồng nhiệm cũ.
- Thị trường crypto không bao giờ ngủ: Thị trường chứng khoán thì có giờ giao dịch cố định. Ví dụ như tại Việt Nam thì thị trường chứng khoán giao dịch từ 9 giờ sáng đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 13 giờ đến 15 giờ. Thị trường chứng khoán còn dừng giao dịch ngày thứ 7 và chủ nhật.Trong khi đó, bảng điện crypto chạy liên tục 24 giờ trên 7 ngày. Dẫn đến hoạt động của các nhà tạo lập luôn diễn ra liên tục không ngừng nghỉ. Những trader nào muốn thường xuyên giao dịch trên thị trường thì crypto có lợi thế hơn hẳn chứng khoán.
- Đa dạng đối tượng và sân chơi: Với thị trường chứng khoán, các trader chỉ có một số lượng cổ phiếu nhất định và các sàn giao dịch cũng hạn chế. Tại Mỹ có các sàn như NASDAQ, NYSE còn ở Việt Nam thì có HSX, HNX, UPCOM. Còn với crypto, các sàn giao dịch hầu hết đều rất mới và có số lượng đông đảo hơn nhiều lần. Các đối tượng giao dịch cũng linh hoạt hơn nhờ vào hàng trăm loại tiền điện tử liên tục ICO.
- Vượt trội về tính thanh khoản: Đối với các trader tại Việt Nam thì đây là một sự khác biệt lớn. Thị trường chứng khoán Việt Nam có giá trị giao dịch hằng ngày khoảng 3000-4000 tỷ VNĐ. Còn thị trường Bitcoin có khối lượng giao dịch khoảng 20 tỷ USD một ngày (tương đương 46.000 tỷ VNĐ). Thị trường crypto vượt trội về tính thanh khoản giúp cho trader có thể dễ dàng biến tài sản trở thành tiền hơn. Việc áp dụng các chiến lược giao dịch cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Điều đó dẫn đến việc tối ưu hóa được lợi nhuận dựa trên nguồn lực sẵn có.
Đặc điểm và vai trò của market taker
Kết hợp cùng MM tạo tính thanh khoản
Đầu tiên, sự tồn tại của mọi thị trường đều dựa trên tính thanh khoản. Tính thanh khoản được hình thành giữa cung và cầu. Các MM đóng vai trò là nguồn cung, còn nguồn cầu chính là MT. Có thể nói rằng nếu không có MT thì thị trường không thể tồn tại. Tính thanh khoản này cực kỳ quan trọng đối với các sàn non trẻ chưa có nhiều trader biết đến. Một số các sàn mới chào làng thường tổ chức các hoạt động phát coin free. Việc làm này của nhà phát hành nhằm tạo tính thanh khoản ban đầu cho sàn giao dịch. Từ đó các hoạt động marketing sẽ đảm nhiệm phần còn lại.
Marketing
Trong giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển thì vẫn không thể thiếu market taker. Theo như ví dụ trên, MT đóng vai người đi chợ còn MM là cửa hàng. Hoạt động của MT như những người đi mua hàng trong cửa hàng của MM dựng sẵn. Sự xuất hiện của MT giúp cho thị trường sôi động lên tạo nguồn cầu. Việc hàng hóa được trao tay, có thể là các hàng hóa tốt giúp các MT làm giàu. Sau đó các MT kêu gọi thêm các đối tượng khác tham gia thị trường giúp cho sàn giao dịch ngày càng có thanh khoản. Quảng bá được thị trường crypto đến mọi người.
Đặc điểm và vai trò của market maker
Giao dịch tần số cao
Một trong những lí do quan trọng nhất để xuất hiện maket maker chính là tăng tính thanh khoản. Một trong những cách phổ biến nhất được áp dụng để thực hiện mục đích này chính là giao dịch tần số cao (High-frequenly trading-HFT). NFT là một phương pháp giao dịch sử dụng các phần mềm trên máy tính mạnh mẽ. Các chương trình này cho phép giao dịch số lượng lớn lệnh thời gian cực ngắn. Nó sử dụng các thuật toán vô cùng phức tạp hệ thống AI để phân tích thị trường liên tục. Một số máy có thể thực hiện các lệnh dựa trên các điều kiện lập trình trước mà không cần con người. Khi phát hiện ra cơ hội Arbitrage* thì tốc độ chính là yêu cầu tiên quyết để giành chiến thắng. HFT gắn liền với chiến lược Scalping trong quá trình trading.
Trên các sàn giao dịch tiền ảo hiện nay thường cung cấp một số ưu đãi nhỏ cho các market maker. Điều này khuyến khích MM tăng tính thanh khoản cho thị trường cũng như tạo ra cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho các market taker. Có thể thấy chênh lệch giá và ưu đãi chỉ chiếm một phần rất nhỏ khi so với giá trị giao dịch. Tuy nhiên, với tần số cực lớn các giao dịch trong ngày thì tổng lợi nhuận vô cùng đáng kể.
Cách market market hỗ trợ thị trường
Tăng độ sâu thị trường
Độ sâu của thị trường (Depth of Market-DOM) là bảng thể hiện số lượng lệnh mua và bán đang chờ khớp trên thị trường. Marker maker đặt nhiều lệnh giới hạn ở các mức giá khác nhau và đợi market taker sẽ khớp lệnh thị trường với lệnh chờ của họ. Tất cả các lệnh của các market maker được thêm vào sổ lệnh làm tăng độ sâu thị trường có sẵn. Điều này đảm bảo rằng tiền điện tử cụ thể có thể được giao dịch nhanh chóng trong một khu vực giá nhất định theo lệnh của người mua.
Hỗ trợ thanh khoản
Đây là một trong những trách nhiệm chính của MM. Duy trì thị trường cạnh tranh và giao dịch liên tục. Do thị trường không phải lúc nào cũng cạnh tranh hoàn toàn nên các MM cần hỗ trợ tính thanh khoản tự nhiên. Với ưu thế về vốn hóa và tổng giá trị tài sản điện tử, MM có thể nâng khối lượng cung khi có lực cầu đột biến và ngược lại. Sự đóng góp của MM giúp cho sàn giao dịch luôn được thông suốt. Ngoài ra, nó cũng giúp cho các trader có thể an tâm giao dịch và thực hiện các chiến lược đầu tư của mình mà không phải gặp trở ngại trong vấn đề thanh khoản.
Đảm bảo tính ổn định
Một vai trò bổ sung của nhà tạo lập thị trường là giữ chênh lệch giá trị cạnh tranh giữa các sàn với nhau. Thị trường được ổn định và chênh lệch nằm trong mức cho phép, phù hợp cho các trader giao dịch. Nhờ vào ưu điểm vốn hóa lớn, MM có thể hấp thụ một lượng lớn tài sản được tung đột biến trên thị trường. Sau đó phân bổ lại giá trị tài sản này theo thời gian. Giữ vững thị trường tránh những làn sóng bán tháo gây sụp đổ. Mức độ bảo đảm còn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa nhà tạo lập thị trường và sàn giao dịch.
Cách market maker tìm kiếm lợi nhuận
Các nhà tạo lập tìm kiếm lợi nhuận qua cái được gọi là spread. Hiểu đơn giản, spread là sự chênh lệch giữa giá mua và bán trên thị trường. Để hiểu rõ hơn cách các nhà tạo lập thị trường tìm kiểu lợi nhuận thì hãy vào ví dụ nhỏ sau đây.
Giả sử có trader đang tìm mua 500 đồng crypto A trong khoảng giá 25-26 USD. Khi không có người bán nào bán 500 đồng crypto A từ giá 25 đến 25,99 USD thì đây là lúc nhà tạo lập xuất hiện. Với ưu thế về vốn hóa, MM đặt lệnh bán 500 đồng crypto A với giá 26 đô la. Hệ thống ngay lập tức khớp lệnh. Sau khi quét sạch hàng trên thị trường, nhà tạo lập có thể áp đặt giá cao hơn 26. Chẳng hạn như 26,5 và chờ các trader có nhu cầu mua đến khớp lệnh. Tuy thời gian có lâu nhưng MM hoàn toàn có thể đặt lợi nhuận 0,5USD/đồng. Với khối lượng 500 đồng thì tổng lợi nhuận đạt 250 USD. Mặc dù con số này không lớn nhưng với HFT thì lợi nhuận một ngày có thể đạt khổng lồ.
Các tổ chức market marker lớn trên thị trường crypto
GSR MARKET
GSR market là nhà tạo lập thị trường có trụ sở tại Hồng Kông. Tổ chức này đã dẫn đầu trong lĩnh vực giao dịch dựa trên thuật toán kể từ năm 2013. GSR có hơn 5 tỷ đô la giao dịch liên tục trên hơn 20 sàn giao dịch khác nhau. GSR nổi tiếng với biểu phí cực kỳ cạnh tranh. Bởi vì khối lượng cũng như giá trị của các đồng tiền điện tử mà họ đang nắm giữ.
Trong công nghệ, đứng sau GSR là các nhà phát triển đến từ IBM và Oracle. Trong lĩnh vực tài chính, GSR được hậu thuẫn bởi các chuyên gia giao dịch định lượng đến từ Two Sigma, Tower Research và đặc biệt là Goldman Sachs. Cốt lõi trong chiến lược phát triển của GSR chính là cơ hội arbitrage. GSR hiện đang xúc tiến rất mạnh mẽ ứng dụng tiền điện tử và token trong ngành tài chính. Hoạt động chủ yếu của GSR là khối lượng cả trên các sàn giao dịch và thị trường OTC.
KAIRON LABS
Kairon Labs là nhà tạo lập thị trường tiền điện tử có trụ sở tại Bỉ. Công ty này xác định hướng đi vào mảng thị trường dịch vụ dành cho cá nhân. Lối đi này hiện nay vẫn còn tương đối mới mẻ trên thị trường crypto. Hiện tại, trọng tâm của tổ chức này nằm ở các phương pháp giao dịch tùy chỉnh song song với các bot giao dịch tự động. Cả hai đều được hỗ trợ bởi các nhà giao dịch có kinh nghiệm.
Nổi bật nhất của Kairon trong thị trường tiền điện tử là tokens và stabecoins. Ngoài ra, Kairon đã phát triển một phần mềm giao dịch độc quyền. Chưa dừng lại ở đó, tổ chức này duy trì tài khoản trên hơn 120 sàn giao dịch. Theo chính sách của Kairon, khách hàng sử dụng được hưởng mức phí cực kỳ ưu đãi. Đồng thời được tiếp cận dịch vụ giao dịch thuật toán dành riêng cho tài sản kỹ thuật số.
ALTONOMY
Altonomy là một công ty có trụ sở tại Singapore. Chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và quản lý tài sản chuyên về tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số. Mới đây Altonomy đã kêu gọi được 7 triệu đô la Mỹ trong một vòng hạt giống từ công ty đầu tư tài sản Polychain Capital. Altonomy đã và đang cung cấp dịch vụ thanh khoản liên quan đến Bitcoin và các stablecoin USDC, Tether, TrueUSD (TUSD) và Paxos Standards (PAX). Tổ chức này hiện có ba dịch vụ: dịch vụ thực hiện và giao dịch OTC, tư vấn và quản lý thanh khoản và nổi bật nhất là tổ chức khai thác trên đám mây (AltMiner). AltMiner cho phép các nhà đầu tư chia sẻ bất kỳ tài sản kỹ thuật số trong khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, khách hàng không phải chịu chi phí chung như quyền sở hữu trực tiếp công nghệ khai thác.
ALAMEDA RESEARCH
Alameda Research quản lý hơn 70 triệu đô la tài sản kỹ thuật số và giao dịch khoảng 1 tỷ đô la mỗi ngày trên hàng nghìn sản phẩm: Nhiều loại tiền điện tử, altcoin và biến thể của altcoin. Tổ chức này có nhiều trụ sở tại Hoa Kỳ, Hong Kong và Nhật Bản.Thế mạnh của Alameda Research là giao dịch định lượng. Họ đã và đang phát triển các thuật toán riêng biệt mới chiến lược trung hạn dựa trên HFT. Họ sở hữu một sàn giao dịch riêng tên FTX. Sàn này có một số tính năng đặc biệt như:
- Vùng lượng tử cho phép người dùng tạo các chương trình giao dịch định lượng của riêng họ
- Một loạt các cuộc thi giao dịch cho các nhà giao dịch tham gia.
Những lo ngại về market maker
ĐỘC QUYỀN NHÓM
Độc quyền nhóm (Oligopoly) tình trạng thị trường tồn tại một số lượng nhỏ các tổ chức chi phối thị trường. Mà trong các tổ chức này không có một tổ chức nào có thể vị thế chi phối lớn. Trong lịch sử đã từng tồn tại nhiều Oligopoly trong các ngành như thép, dầu khí, đường sắt. Khi xảy ra độc quyền nhóm thì rất khó khăn cho các tổ chức mới tham gia thị trường, rào cản bị dựng lên bởi các công ty đang kiểm soát ngành đó. Do trên thị trường chỉ có một số tổ chức lớn nắm quyền kiểm soát nên giá sẽ bị thao túng. Ngoài ra, sự cạnh tranh trên thị trường chỉ có bó hẹp bởi các tổ chức độc quyền làm chậm đi sự đổi mới. Ví dụ trên thị trường, khi các tổ chức nắm giữ nhiều BTC có thể thao túng giá. Những tổ chức này có thể đặt một lượng lên các lệnh mua bán trên nhiều sàn giao dịch mà không có ý định cho khớp lệnh. Để các lệnh nằm chờ đó trên bảng điện. Chờ đợi các tổ chức khác đã bắt tay với họ đóng vai trò maket taker đến chấp nhận giá. Các trader khác quan sát thị trường sẽ nghĩ rằng có một lực cầu lớn đang dẫn sóng. Các trader đó sẽ đặt thêm nhiều lệnh mua nhằm lướt trên con sóng đó. Sau khi đạt mức lợi nhuận yêu cầu, các cá voi dần chốt lời bán tháo hàng. Lúc giá trượt dốc chỉ có những nhà đầu tư nhỏ lẻ bị thiệt hại
LIỆU MARKET MARKER CÓ BẤT HỢP PHÁP?
Market maker trong thị trường tiền số không hề bất hợp pháp. Bởi vì, việc tạo lập thị trường đã được tiến hành ở các thị trường truyền thống từ lâu. Các hoạt động trên những thị trường cổ điển hoàn toàn hợp pháp và được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng. Hiện nay, việc giảm chênh lệch biên độ giá và hỗ trợ độ sâu thị trường không bị coi là bất hợp pháp trong bất kỳ thị trường nào.Tuy nhiên, các giao dịch mua bán giữa chính cùng một tổ chức, các hoạt động khác để thao túng giá thị trường là bất hợp pháp. Ngoài ra, thị trường tài sản kỹ thuật số hiện tại có tuổi đời còn non trẻ, khung pháp lý và các quy định còn hạn chế. Do đó việc điều tra cũng như tra cứu trách nhiệm hiện nay cực kỳ khó khăn. Nhà phát hành, sàn giao dịch cũng không thể kiểm soát hết tất cả ngóc ngách của thị trường. Mà bản chất của tiền điện tử là cực kỳ bảo mật nên việc điều tra ra ai đã thực hiện các giao dịch thao túng dường như không thể.
Tổng kết
Market maker và market taker là hai nhân tố không thể thiếu trên thị trường tài chính. Market maker với vai trò cung cấp thanh khoản, đảm bảo tính ổn định của thị trường. Tuy nhiên nó lại tồn tại những lo ngại về thao túng giá và giao dịch mờ ám vẫn còn đó. Bởi vì lẽ đó, các trader cần trang bị đầy đủ kiến thức và luôn tỉnh táo để tránh những cái bẫy được giăng ra trên thị trường.
Miễn trừ trách nhiệm: Luận điểm trong bài viết mang tính chủ quan của người viết. Người viết không chịu bất cứ trách nhiệm với quyết định đầu tư của người đọc.
Source: Dat Nguyen – Phocapblockchain