Giữa cuộc chiến Ukraina – Nga, một điều thú vị đã xuất hiện đó chính là việc tiền điện tử có thể góp phần thay đổi cuộc khủng hoảng toàn cầu này. Đặc biệt trong bối cảnh châu Âu chưa có đưa ra bât kỳ quy định cụ thể nào đối với tiền điện tử, đã tạo điều kiến cho Nga sử dụng loại tài sản này để đối phó với các lênh trừng phạt.
Liệu Nga có đẩy mạnh việc sử dụng tiền mã hóa?
Kể từ khi cac quốc gia lớn trong khối NATO và Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm chống lại Nga trong cuộc tấn công Ukraina. Nhiều chuyên gia đã nhận định khả Nga sẽ sử dụng tiền điện tử như một pháp thay thế để lách qua các lệnh trừng phạt. Đặc biệt, Mỹ và các đồng minh vừa ra quyết định chọn giải pháp loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT nhằm đáp trả chiến dịch quân sự của Matxcơva ở Ukraine.
Nhằm hạn chế việc Nga sử dụng tiền điện tử, Bộ chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine đã gửi yêu cầu đến 8 sàn giao dịch tiền điện tử, bao gồm Coinbase, Binance, Huobi, KuCoin, Bybit, Gate.io, Whitebit và Kuna có trụ sở tại Ukraine để yêu cầu các công ty kể trên ngừng cung cấp dịch vụ cho người dùng đến từ Nga. Tuy nhiên, điều này đã bị từ chối bởi các sàn giao dịch hàng đầu như Binance, Kraken và Coinbase bởi nó đi ngược lại với những quy tắc ban đầu của tiền mã hóa.
Ở một chiều hướng khác, EU vẫn đang loay hoay với việc bỏ phiếu thông qua dự thảo về việc quản lý các loại tài sản kỹ thuật số tại Châu Âu (MiCA). Christine Lagarde, chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), đã kêu gọi các nhà lập pháp phê duyệt khuôn khổ quy định về tiền điện tử, ám chỉ có khả năng ngăn Nga tránh khỏi các lệnh trừng phạt kinh tế. Nhiều tin đồn về việc tiền kỹ thuật số sẽ bị cấm tại Châu Âu, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào cho việc này.
Nếu MiCA được thông qua, Nghị viện châu Âu cần có thời gian để thuyết phục các nước thành viên cũng như Ủy ban châu Âu chấp nhận dự thảo này. Ít nhất, Nghị viện châu Âu cần thời gian đến cuối năm nay để chuẩn bị những hướng giải quyết phù hợp đối với tiền điện tử. Điều này cho thấy Nga vẫn còn thời gian để tìm ra các giải pháp phù hợp trong bối cảnh hiện tại.
Nga có thể lách các lệnh trừng phạt thông qua tiền điện tử?
Tất nhiên, việc lách các lệnh trừng phạt thông qua các loại tiền kỹ thuật số có thể không diễn ra suôn sẻ như những gì mà Nga đã nghĩ trước đây. Theo Asheesh Birla, tổng giám đốc của RippleNet đã đăng tải lên Twitter của mình, vấn đề đầu tiên là cần theo dõi chính xác các giao dịch có thể được thực hiện được thông qua công nghệ blockchain. Ngoài ra, ông lưu ý rằng “việc thanh khoản sẽ rất khó vì nhu cầu thị trường hiện không đủ để đáp ứng”.
Birla nhấn mạnh rằng Nga thực hiện gần 50 tỷ đô la giao dịch ngoại hối trong một ngày, trong khi khối lượng hàng ngày của mạng Bitcoin nằm ở khoảng 20-50 tỷ đô la. Điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ cần toàn bộ giao dịch trên thị trường tiền số mỗi ngày đổ về quốc gia này. Tuy nhiên, nhìn từ bất kì góc độ nào, việc này là rất khó để có thể xảy ra.
Bên cạnh việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang tìm cách kìm hãm sự phát triển của tiền điện tử, Hoa Kỳ cũng đang đẩy mạnh việc hạn chế sử dụng tài sản kỹ thuật số như một giải pháp nhằm lách các lệnh trừng phạt mà nước này áp đặt. Như Bloomberg đã đưa tin trước đó, Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng và Bộ Tài chính đang làm việc với các sàn giao dịch như FTX, Coinbase và Binance nhằm tìm ra giải pháp để định danh những đối tượng bị trừng phạt và nghiêm cấm những tài khoản này giao dịch tiền số. Coinbase và Binance đã bắt đầu thực hiện một số biện pháp nhằm xác định ví tiền điện tử của các cá nhân bị áp đặt lệnh trừng phạt và chặn thanh toán hai chiều từ các tài khoản đó.
Đọc thêm:>>> Bitcoin tăng vọt trước niềm tin chiến tranh Nga – Ukraine sớm kết thúc