Stellar là gì? Stellar mô hình một mạng lưới mã nguồn mở và nó phát triển vào năm 2014. Mạng lưới này được phát triển bởi hai người: Joyce Kim và Jed McCaleb. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các đặc điểm nổi bật của Stellar Lumens và thông tin chi tiết về XLM coin.
Stellar là gì?
Stellar là một mạng phi tập trung hoạt động bằng công nghệ blockchain với mục đích tập trung vào thanh toán và những tính năng khác của tiền tệ như vận chuyển, lưu trữ… Trên mạng lưới Stellar, bạn có thể giao dịch dạng tiền tệ của nó, được gọi là lumens (XLM). Stellar có mã giao dịch là XLM hay STR (trước đây) được yêu cầu để hoàn thành các giao dịch trên mạng lưới Stellar.
Stellar và XLM được tạo ra vào năm 2014, với ý tưởng là tạo ra một loại tiền điện tử có thể giảm chi phí giao dịch và đóng vai trò là cầu nối giữa fiat, tiền kỹ thuật số hoặc các loại tiền tệ khác. Ngoài ra, Stellar cũng có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng và tính thanh khoản cho những người không thể truy cập các dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Sự ra đời của Lumens là do ưu điểm dễ sử dụng của mạng lưới Stellar. Trong trường hợp nếu không có một số rào cản về chi phí thì sổ cái Stellar có thế chứa đầy thư rác. Ngoài ra nó cũng có thể sẽ được sử dụng như một loại hệ thống cơ sở dữ liệu tùy ý. Do đó điều này sẽ góp phần cản trở mục tiêu cuối cùng của Stellar là trở thành mạng thanh toán nhanh chóng và hiệu quả.
Để ngăn chặn vấn đề này diễn ra, Stellar sẽ áp đặt số dư tối thiểu cho mỗi tài khoản và một khoản phí rất nhỏ cho mỗi giao dịch. Cụ thể là mỗi tài khoản sẽ phải có số dư tối thiểu là 1 Lumen và chỉ tốn 0,00001 lumen cho mỗi giao dịch. Với những hạn chế này giúp Stellar có thể truy cập được rộng rãi trong khi vẫn duy trì khả năng ngăn chặn các hành vi xấu trên quy mô lớn.
Lịch sử hình thành của Stellar
Jed McCaleb là Co-Founder của Ripple và là Founder của Mt.Gox đã cùng Joyce Kim hình thành tầm nhìn của họ khi nhận ra rằng nên có một lựa chọn khác tốt hơn trên thị trường và họ cùng nhau thành lập nên Stellar. Vào ngày 1 tháng 8 năm 2014 với khoản đầu tư của Stripe (~2 tỷ XLM tại thời điểm lúc đó), Jed đã thiết lập nền tảng tiền điện tử mới này, nền tảng này nhanh chóng phát triển với các tính năng như giao dịch tức thì cũng như phí thấp.
Stellar là một bản fork của Ripple vào thời điểm đó vì nó vẫn sử dụng giao thức đồng thuận của Ripple Consensus Protocol. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2015, Stellar đã hoàn thành bản giao thức đồng thuận trên hệ thống của riêng mình, hiện được gọi là Stellar Consensus Protocol. Từ đó, Stellar là Stellar và nó không liên quan gì đến Ripple nữa.
Mạng lưới Stellar
Các ngân hàng truyền thống đang tính phí quá nhiều cho các giao dịch và gửi tiền xuyên biên giới, Stellar mang đến cơ hội kết nối các cá nhân, ngân hàng và hệ thống thanh toán để di chuyển tiền tệ một cách an toàn, đáng tin cậy và nhanh chóng với mức phí thấp. Stellar hướng tới cách mạng hóa thanh toán quốc tế đồng thời làm cho chúng an toàn hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Về bản chất, Stellar mong muốn trở thành giao thức chuyển tiền không biên giới, không giới hạn và mạnh mẽ nhất trong thế giới tài chính truyền thống và trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số. Nó sẽ giúp người dùng trên khắp thế giới có thể gửi tiền qua bất kỳ nơi nào mà không bị tính phí chuyển đổi hoặc sự chậm trễ như các mạng chuyển tiền khác. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tạo, gửi và giao dịch đại diện cho tất cả các dạng tiền và giá trị tài chính bao gồm Đô la Mỹ, Peso, Euro, Bitcoin v.v.
Dự án Stellar có sứ mệnh xây dựng một hệ sinh thái đáp ứng nhu cầu của mọi tổ chức tài chính từ nền tảng duy nhất. Stellar sẽ cung cấp SDK và API cho các khách hàng của mình để có thể triển khai dễ dàng và giúp mọi người có thể mua hoặc bán tiền điện tử mà không gặp bất kỳ rắc rối nào.
Bên cạnh đó, Stellar cũng đóng vai trò là bệ phóng cho các dự án ICO và việc tạo mã thông báo trên Stellar dễ dàng hơn nhiều so với các nền tảng cạnh tranh khác. Một vài dự án nổi bật đã tổ chức ICO trên Stellar như Mobius Network, SureRemit và Smartlands.
Cách hoạt động của Stellar
Nếu bạn muốn thực hiện các giao dịch trên mạng Stellar thì bắt buộc bạn phải có một địa chỉ ví của nền tảng mạng lưới này. Địa chỉ ví này sẽ bao gồm cả Publish Key và Private Key. Publish Key được sử dụng để đảm bảo các giao dịch được thực hiện trên mạng an toàn. Còn đối với Private Key sẽ giữ an toàn bảo mật cho tài khoản.
Sau khi bạn có địa chỉ ví, bạn sẽ cần chuyển một lượng tiền lên Anchor trên mạng lưới Stellar. Một Anchor sẽ là một cấu trúc có độ tin cậy cao để giữ tiền gửi vào và cấp tín dụng ảo vào tài khoản Stellar.
Anchor sẽ kết nối giữa mạng lưới Stellar và các loại tiền tệ hiện có. Bởi vì hầu hết các Anchor của mạng lưới Stellar đều là ngân hàng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp chuyển tiền và các tổ chức tiết kiệm.
Sau khi tiền của bạn đã được tải lên một Anchor, bạn đã đủ điều kiện để trải nghiệm phương thức giao dịch nhanh chóng và tiết kiệm chi phí trên nền tảng này.
Điều gì làm cho Stellar trở nên độc đáo?
Stellar cung cấp nhiều dịch vụ giống hệ thống ngân hàng truyền thống nhưng có một số điểm khác biệt chính khiến nó trở nên nổi bật hơn.
Đầu tiên là các giao dịch trên Stellar diễn ra trên một mạng lưới và nền tảng blockchain phi tập trung có tốc độ xử lý nhanh hơn đáng kể và phí thấp hơn khi so sánh với các hệ thống ngân hàng truyền thống.
Các giao dịch trên Stellar được xử lý chỉ trong vòng 2-5 giây và các khoản phí rất nhỏ. Việc chuyển đổi một loại tiền tệ này thành một tiền tệ khác sẽ phát sinh một khoản phí 0,00006$ trên mỗi giao dịch, việc chuyển khoản quốc tế là 75 đô la.
Với mục tiêu tạo ra một nền kinh tế kỹ thuật số toàn diện nên Stellar chỉ tập trung phục vụ các cá nhân thay vì tập trung vào việc cung cấp lợi ích cho các tập đoàn và doanh nghiệp.
So sánh Stellar vs Ripple
Nhìn vào hình so sánh giữa Stellar và Ripple cho thấy rất giống nhau, vì cả hai đều là mạng thanh toán và cả hai đều được tạo bởi Jeb McCaleb. Hai dự án có một số điểm tương đồng và chúng được coi là mạng lưới cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên sẽ có vài sự khác biệt giữa Stella và Ripple.
Đối tượng sử dụng:
- Stellar tập trung nhiều hơn vào cá nhân và doanh nghiệp, cung cấp một nền tảng thanh toán vi mô.
- Ripple quan tâm các giao dịch tài chính và họ cố gắng hợp tác với các tổ chức ngân hàng, tài chính lớn để thay thế mạng lưới giao dịch toàn cầu.
Cơ chế đồng thuận:
- Sau 5 năm phát triển, Stellar đã thay đổi và tự phát triển ra giao thức đồng thuận riêng được gọi là ứng dụng thuật toán đồng thuận Federated Byzantine Agreement (FBA).
- Ripple vẫn duy trì một giao thức sử dụng cơ chế đồng thuận qua Ripple Protocol Consensus Algorithm (RPCA).
Cấu trúc tổ chức:
- Stellar hiện là tổ chức phi lợi nhuận (non-profit).
- Ripple có cấu trúc tổ chức thu lợi nhuận (for-profit).
Tính năng và phương thức hoạt động của Stellar Lumens (XLM) như thế nào?
XLM coin là gì?
XLM Coin là đồng token hoạt động trong mạng lưới của Stellar có tên là Lumens (mã: XLM).
Tổng quan về đồng Stellar:
- Name: Stellar Lumens
- Ticker: XLM
- Blockchain: Stellar
- Consensus: Stellar Consensus Protocol (SCP)
- Token Type: Utility Token
- Avg. Block time: 5 giây
- Avg. Transaction Time: Over 1000 TPS
- Initial Supply: 100,000,000,000 XLM
- Total Supply: 105,423,795,555 XLM
- Circulating Supply: 20,034,911,425 XLM
Phân bổ của đồng XLM:
Tổng cung ban đầu của Stellar là 100 tỷ đồng XLM coin. Với số lượng tổng cung như vậy sẽ được Stellar Development Foundation phân bổ theo từng phần như sau:
- 50% số lượng XLM coin sẽ được đưa ra thị trường thông qua các chương trình Direct Sign Up.
- 25% số XLM coin sẽ dành cho các chương trình Partnership.
- 20% tiếp theo của XLM sẽ dùng để airdrop cho những người nắm Bitcoin.
- 5% cuối cùng sẽ do Stellar Development Foundation nắm giữ.
Có nên mua XLM không?
Tương lai của Stellar rất tươi sáng đi cùng với nhiều cơ hội đang chờ được khám phá. Tuy nhiên, cũng có một số thách thức như sự cạnh tranh từ những người dùng chính của Ripple và một số nền tảng khác hoạt động giống mô hình. Stellar sẽ trở nên độc đáo trong các dịch vụ của mình chỉ dành cho những người sống ở các quốc gia có khả năng tiếp cận các hệ thống và dịch vụ tài chính bị hạn chế. Tốc độ thực hiện các giao dịch và chi phí thấp cũng sẽ là điểm cộng cho nền tảng này phát triển.
Mục tiêu của dự án này không chỉ là cung cấp lợi ích cho các tập đoàn và doanh nghiệp lớn, mà còn phục vụ các cá nhân để họ có thể tiếp cận các giao dịch nhanh chóng và phí thấp trong dài hạn.
Ngoài ra, Stellar có quan hệ đối tác với các tổ chức có tầm ảnh hường trên thị trường có thể giúp tăng cường áp dụng và phổ biến nền tảng này nhanh chóng hơn. Chẳng hạn Stellar đang có mối quan hệ hợp tác với IBM. Trong khi đó, IBM đã ký kết với 6 ngân hàng để phát hành stablecoin dựa trên XLM, mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho Stellar.
Với những lợi thế cạnh tranh từ đồng XLM nêu trên thì bạn có thêm những thông tin để tham khảo. Do đó, đây không được cho là lời khuyên đầu tư, nên bạn cần cân nhắc trước khi quyết định bỏ tiền để đầu tư.
Mua bán, giao dịch XLM ở đâu?
Nếu bạn đang muốn giao dịch Stellar Lumens thì hiện nay có hơn 30 sàn giao dịch lớn nhỏ đang giao dịch XLM coin như Binance, Coinbase, Gate, Kucoin, Huobi, Bittrex, Okex, Kraken…
Ví nào lưu trữ XLM an toàn?
Sau đây là những loại ví đã hỗ trợ nền tảng của Stellar để lưu trữ XLM như:
Ví cứng:
- Ledger Nano S
- Ledger Nano X
- Trezor
Các ví app:
- Keybase
- Solar Wallet
- SAZA
- Lobstr
Ví trên website:
- StellarTerm
- Coinbase Wallet
Đào Stellar (XLM) như thế nào?
XLM không thể khai thác được như các loại tiền điện tử khác như Bitcoin hoặc Ethereum. Thay vào đó, bạn thể staking XLM để claim phần lạm phát của Stellar. Số lượng XLM mà bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào số vote mà bạn có trên mạng lưới của Stellar.
Để có thể vote được trên mạng lưới Stellar thì bạn cần sở hữu 0,05% tổng cung của XLM. Cũng từ việc này đã phát triển các dịch vụ staking XLM theo pool có thu phí lẫn miễn phí. Ngoài ra bạn có thể staking XLM ngay trên nền tảng của Binance (điều kiện tham gia staking bạn có thể tham khảo trên Binance).
Điểm mạnh và điểm yếu của XLM:
Điểm mạnh:
- Tốc độ giao dịch rất nhanh do quá trình phê duyệt được rút ngắn so với những nền tảng khác.
- Stellar hỗ trợ cả hợp đồng thông minh cũng như ICO.
- Stellar sẽ giải quyết tốt thách thức về khả năng mở rộng quy mô tổ chức và có thể xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây.
- Các giao dịch lớn nhỏ chỉ có thể mất từ 2-5 giây để hoàn tất.
- Các giao dịch lớn cũng chỉ mất khoản phí nhỏ, gần như không đáng kể.
- Stellar cho phép nhiều chữ ký và hợp đồng thông minh.
Điểm yếu:
- Hiện Stellar đang có nguồn cung lưu hành nhỏ.
- Việc phát triển của nền tảng này tương đối chậm và số lượng Lumens được phát hành rất ít và có nguy cơ biến động.
- Stellar hiện đang có nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực như Ethereum, Ripple.
Đội ngũ dự án
Stellar được thành lập vào năm 2014 bởi Jed McCaleb và Joyce Kim. Giám đốc điều hành của Stellar là Denelle Dixon. Denelle Dixon là thành viên mới bổ sung gần đây cho nhóm.
Các thành viên còn lại của đội ngũ Stellar bao gồm các cử nhân công nghệ, kỹ sư, doanh nhân, nhà khoa học, nhà thiết kế. Tất cả đều quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống tài chính toàn cầu. Stellar có văn phòng tại San Francisco và New York, các thành viên trong nhóm của Stellar rải khắp trên thế giới.
Lời kết
Hy vọng rằng những thông tin đã được chia sẻ ở trên sẽ truyền cảm hứng cho bạn về Stella Blockchain và XLM coin. Ngoài ra bạn có thể tham gia nhóm chat trên Telegram của chúng tôi để đặt câu hỏi liên quan đến Crypto. Sẽ có các quản trị viên sẽ sẵn lòng giúp trả lời bất kỳ câu hỏi nào hoặc cung cấp thông tin chi tiết hơn về Stella Blockchain và XLM coin cho bạn.