Thị trường dạo gần đây khiến các nhà đầu tư gặp phải những hoang mang không hề nhỏ. Một trong những cách để bảo toàn tải sản của mình hiện nay được họ lựa chọn chính là chuyển hướng sang dự trữ tài sản bằng các đồng stablecoin như USDT, USDC hay BUSD. Tuy nhiên, lý do nào khiến USDT được mệnh danh là stablecoin số 1 tại thị trường tiền mã hóa lại bị sự đe dọa “soán ngôi” của USDC. Hãy cùng CryptoleakVn so sánh USDT và USDC tại bài viết này và tìm hiểu lý do đó ngay bây giờ nhé.
Stablecoin là gì?
Stablecoin là một loại tiền điện tử xuất hiện nhằm mục đích cố gắng giải quyết vấn đề biến động vốn đối với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Ý nghĩa nằm ở tên của chúng: Sự ổn định là một đặc tính thiết yếu của bất kỳ loại tiền tệ nào mà chúng ta muốn sử dụng hàng ngày.
Người sử dụng theo dõi giá trị của một loại tiền tệ fiat nhất định theo tỷ lệ 1:1, từ đó quy đổi ra mệnh giá bằng bất kỳ loại tiền tệ quốc gia nào. Điều này có nghĩa là, Stablecoin chỉ ổn định như đơn vị tiền tệ cơ bản mà nó đại diện và cơ chế sử dụng để duy trì mối liên kết của 2 bên.
Cho đến nay, mệnh giá phổ biến nhất của Stablecoin là Đô la Mỹ (USD). Theo thống kê, kể tử khi ra mắt năm 2014, Tether (USDT) là đồng ổn định đầu tiên và vẫn là đồng tiền lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường hiện nay.
Sau thời điểm đó, vô số các loại tiền ổn định khác cũng xuất hiện, bao gồm các loại tiền ổn định dựa trên Euro, Bảng Anh, Đô la Úc và thậm chí là các loại tiền tệ dễ bay hơi hơn như đồng Real của Brazil.
Tổng quan USDT, USDC
Tether (USDT) là một đồng token kỹ thuật số được phát hành trên Blockchain thông qua một lớp Layer gọi là Omni Protocol. Giá trị của USDT được đảm bảo bởi tiền thật, tức là 1 USDT sẽ có giá trị bằng 1 USD thật. Như vậy chúng ta có thể hiểu USDT giống như một phiên bản số hóa của USDT vậy.
Hiện USDT là đồng Stablecoin phổ biến nhất trên thị trường Cryptocurrency với mức vốn hoá lên tới hơn 60 tỷ USD.
USD coin (USDC) được biết đến là một stablecoin theo tiêu chuẩn ERC20, được bảo chứng bởi đồng USD theo tỷ lệ 1:1. Được biết, USD coin là stablecoin được bảo chứng bởi đồng Fiat. Do đó, mỗi USDC coin đang lưu hành trên thị trường sẽ được bảo trợ bởi một đồng USD trong quỹ dự trữ của Circle.
Hiện tại, USD coin là một trong các stablecoin lớn nhất nhì trên thị trường crypto với giá trị vốn hóa ước tính lên đến mức hơn 55 tỷ USD. Đây là một giải pháp thay thế cho các tài sản tiền mã hóa được hỗ trợ bằng USD khác như Tether (USDT), Binance USD (BUSD) .
So sánh USDT và USDC
Theo công cụ dữ liệu thị trường tiền điện tử Messari, USDC của Circle đã có 1,1 tỷ USD khối lượng thực hàng ngày trên mạng Ethereum vào ngày 21 tháng 6, cao gấp đôi khối lượng thực của USDT là 579 triệu USD.
Nguồn cung lưu hành của Tether – USDT đã tiếp tục giảm kể từ mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 11 tháng 5, giảm gần 20% từ 83,1 tỷ USD đang lưu hành xuống mức thấp nhất trong 8 tháng là 66,9 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại.
Ngược lại, USDC đã chứng kiến nguồn cung tăng 13% kể từ ngày 11 tháng 5 lên 55,9 tỷ USD. Nếu các xu hướng tiếp tục, nó có thể đánh dấu sự kết thúc của sự thống trị của Tether trong không gian stablecoin .
Dưới đây là bảng so sánh một số thông tin cơ bản tính đến thời điểm viết bài (22/06/2022)
USDT | USDC | |
Current Price | 0.999 | 1.00 |
24H Volume | 50,564,172,121 | 5,089,286,513 |
Market Cap | 66,912,711,503 | 55,854,426,956 |
Circulating Supply | 67.50B | 55.79B |
Market Rank | 3 | 4 |
Collateral Type | Fiat | Fiat |
Base Currency | U.S. Dollar | U.S. Dollar |
Blockchain | Ethereum | Ethereum, Steller, Algorand, Solana |
Lauch Year | 2014 | 2018 |
Stablecoin Issuer | Tether | Circle |
Một trong những điểm khác biệt đáng kể giữa các stablecoin này là các blockchain của chúng. Blockchain là một hệ thống ghi lại các giao dịch theo cách sử dụng chữ ký mật mã bất biến để loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro bị hack hoặc gian lận hệ thống.
Việc có các blockchain khác nhau dẫn đến nhiều lợi thế, chẳng hạn như tốc độ và tiện ích của các giao dịch. Trong khi USDT chỉ chạy trên một blockchain duy nhất, USDC có nhiều tùy chọn blockchain, cho phép người mua giao dịch và chuyển qua chúng.
Nếu muốn có cái nhìn sâu hơn và chi tiết hơn về sự khác nhau giữa hai đồng stablecoin này, các bạn hãy cùng CryptoleakVn phân tích các mặt như: Tính thanh khoản, quy trình giao dịch, lãi suất tài chính, các khoản vay, tính minh bạch và đối tượng đầu tư.
Trước khi đi vào so sánh sự khác biệt giữa USDT và USDC, chúng ta hãy cùng xem những lợi ích chung mà các stablecoin này đem lại:
- Giao dịch nhanh: Các khoản tiền gửi bằng tiền pháp định có thể mất từ một đến bốn ngày làm việc để hiển thị trong tài khoản ngân hàng của bạn. Trong khi đó, các giao dịch stablecoin diễn ra ngay lập tức.
- Tính khả dụng: Trao đổi stablecoin có thể hoạt động 24/7, ở mọi nơi trên thế giới.
- Phí giao dịch: Stablecoin cung cấp một phương thức giao dịch thấp hoặc miễn phí.
- Tính ổn định: Giá của stablecoin vẫn ổn định ở các tài sản mà chúng được chốt.
- Tính minh bạch: Hầu hết các stablecoin đều khá minh bạch, cho phép người dùng thấy rằng các tổ chức phát hành có đủ tài sản dự trữ để mua lại chúng.
- An toàn: Công nghệ blockchain giúp các giao dịch vô cùng an toàn, đó là lý do tại sao nhiều người dùng coi stablecoin an toàn hơn các kênh ngân hàng truyền thống khác.
Tính thanh khoản
Tính thanh khoản và khối lượng giao dịch là yếu tố vô cùng quan trọng trong đầu tư. Các bạn có thể nhìn vào bảng phân tích ở trên để có cái nhìn khách quan nhất.
Hiện nay, cả USDT, USDC đều có sẵn trên hầu hết sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu. Chúng là các stablecoin phổ biến nhất theo vốn hóa thị trường và nguồn cung lưu hành.
Tuy nhiên do ra đời trước 4 năm, USDT từ lâu đã trở thành đồng stablecoin được sử dụng rộng rãi và có khối lượng giao dịch cao nhất. Điều đó cũng đồng nghĩa với số lượng cặp giao dịch của USDT sẽ nhiều hơn đáng kể so với USDC. Mặc dù vậy nhưng USD Coin (USDC) đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình và đang được coi là đối thủ có thể vượt mặt đồng USDT hiện nay.
Giao dịch mua và quy đổi
Tether (USDT)
- Phát hành tối thiểu 100.000 USD qua Tether Limited.
- Yêu cầu quy đổi tối thiểu 100.000 USD qua Tether Limited.
- Người dùng phải trả phí xác minh trước khi mua hoặc đổi tiền fiat
- Các giao dịch mua và quy đổi không áp dụng cho người dân Hoa Kỳ.
- Người dùng bị giới hạn chỉ một giao dịch đổi tiền fiat mỗi tuần.
USD Coin (USDC)
- Có thể mua qua credit card hoặc debit card thông qua Coinbase.
- Có thể được mua qua tài khoản ngân hàng thông qua Coinbase hoặc trực tiếp thông qua nhà phát hành Circle.
- Không giới hạn lượng quy đổi tối thiểu và tối đa qua Coinbase.
- Việc quy đổi vào tài khoản ngân hàng thường mất 1-2 ngày làm việc.
Lãi suất tài chính
Cả USDT và USDC đều có tài khoản lợi tức được hỗ trợ bởi một số nhà cung cấp tập trung như: Crypto.com, Nexo và Celsius Network.
Tether (USDT)
- Người dùng có thể kiếm lãi từ Tether (USDT) của họ bằng các sàn giao dịch tiền điện tử.
- Có thể dễ dàng truy cập các sản phẩm như Binance Lending và ký quỹ trên Bitfinex.
- Tài khoản lãi suất Tether (USDT) được hỗ trợ bởi một số nhà cung cấp tập trung bao gồm Crypto.com, Nexo và Celsius Network.
- Lãi suất rất cạnh tranh so với tài chính truyền thống.
- Các nhà cung cấp tài khoản lãi suất phi tập trung thường không hỗ trợ Tether (USDT).
USD Coin (USDC)
- Người dùng có thể kiếm lãi trên số dư USD Coin (USDC) của họ trực tiếp trên Coinbase.
- Tài khoản lãi suất USD Coin (USDC) linh hoạt có sẵn trên một số nền tảng phi tập trung bao gồm Compound và Nuo Network.
- Tài khoản lãi suất USD Coin (USDC) được hỗ trợ bởi một số nhà cung cấp tập trung bao gồm Crypto.com, Nexo và Celsius Network.
- Lãi suất rất cạnh tranh so với tài chính truyền thống.
Các khoản vay
Tether (USDT)
- Điều khoản khóa linh hoạt có sẵn, nhận tiền ngay lập tức.
- Tỷ lệ APR cạnh tranh.
- Số tiền cho vay tối thiểu thấp, tối đa cao có sẵn.
- Các khoản cho vay có sẵn trên các nền tảng cho vay tiền điện tử tập trung bao gồm Nexo và Celsius Network.
- Không được hỗ trợ trên các nền tảng tài chính phi tập trung.
- Không có khoản vay tập trung vào quyền riêng tư nào có sẵn.
USD Coin (USDC)
- Điều khoản khóa linh hoạt có sẵn, nhận tiền ngay lập tức.
- Tính khả dụng trên toàn cầu.
- Tỷ lệ APR cạnh tranh.
- Số tiền cho vay tối thiểu thấp, tối đa cao có sẵn.
- Có sẵn trên các nền tảng cho vay tiền điện tử tập trung bao gồm Nexo, Celsius Network,…
- Có sẵn trên các nền tảng tài chính phi tập trung bao gồm Compound, Nuo Network và dYdX.
- Các khoản vay tập trung vào quyền riêng tư có sẵn.
Sự Tin cậy & minh bạch
Trong bối cảnh nhà quản lý đang siết chặt sự giám sát dành cho stablecoin, USDC tỏ ra “vượt mặt” hẳn USDT trong khía cạnh minh bạch.
Tether (USDT)
- Tether Holdings không phát hành các cuộc kiểm toán có thể xác minh công khai cho thấy rằng stablecoin được hỗ trợ 1: 1 bằng USD được giữ trong các tài khoản ngân hàng riêng biệt.
- Hệ thống của Tether đã bị tấn công và 30 triệu đô la Mỹ đã bị đánh cắp vào tháng 11 năm 2017. NYSAG (Tổng chưởng lý bang New York) đã đệ trình nhiều vụ kiện chống lại Bitfinex và Tether Holdings vào năm 2019.
- Nhóm bảo vệ của Tether đã thừa nhận trước tòa rằng trên thực tế, stablecoin này chỉ được hỗ trợ 74% bằng tiền mặt và các tài sản liên quan vào tháng 4 năm 2019.
- Tether Holdings đã chuyển Tether (USDT) từ blockchain Omni bản địa của mình sang blockchain Ethereum vào năm 2019. Điều này sẽ mang lại sự minh bạch hơn liên quan đến các giao dịch, ví công ty và nguồn cung lưu hành.
USD Coin (USDC)
- Circle, Ltd. thực hiện kiểm toán có thể xác minh công khai cho thấy rằng stablecoin được hỗ trợ 1: 1 bằng USD được giữ trong các tài khoản ngân hàng riêng biệt. Các báo cáo này có sẵn hàng tháng.
- Circle, Ltd. và các hợp đồng thông minh USD Coin (USDC) được liên kết chưa bao giờ bị tấn công hoặc xâm phạm.
- Circle, Ltd. được cấp phép đầy đủ để cung cấp dịch vụ của mình trong tất cả các khu vực pháp lý hoạt động.
- Tất cả các giao dịch USD Coin (USDC) và chi tiết hệ sinh thái (vốn hóa thị trường, nguồn cung lưu thông, v.v.) đều có thể xác minh công khai trên chuỗi khối Ethereum.
- USD Coin (USDC) là stablecoin chính thức của Coinbase – sàn giao dịch tiền điện tử được quản lý chặt chẽ nhất trên thế giới.
Đối tượng đầu tư
Dù đều là stablecoin hỗ trợ đổi 1:1 bằng USD, nhưng USDT và USDC lại hướng tới đối tượng là các NĐT và trader khác nhau:
Tether (USDT): Sàn giao dịch được đề xuất là Binance
- Các trader có kinh nghiệm muốn thực hiện các giao dịch ngắn hạn.
- Các trader có kinh nghiệm muốn giao dịch hợp đồng tương lai và giao dịch ký quỹ.
USD Coin (USDC): Sàn giao dịch được đề xuất là Coinbase
- Các NĐT đang tìm cách kiếm lãi trên stablecoin của họ.
- Những người đi vay đang tìm một khoản vay tiền điện tử dưới dạng stablecoin.
- Các trader đang tìm công cụ tạm thời để ngăn sự ảnh hưởng từ biến động của thị trường.
- Các trader và NĐT muốn giao dịch Bitcoin và các loại tiền điện tử khác sang tiền fiat.
- Trader và NĐT muốn tham gia thị trường bằng tiền fiat.
USDC đang thách thức sự thống trị của USDT?
Đầu tiên phải nói đến, đó chính là việc Marker Dao thêm stablecoin USDC. Sau cuộc khủng hoảng thanh khoản trên giao thức Maker, một người dùng đã kiếm được lợi nhuận chênh lệch 8 triệu USD trên giá mua Zero Dai. Vì thế, Maker Dao đã quyết định thêm stablecoin USDC để tăng tính thanh khoản. USDC được coi là giải pháp cho vấn đề bất ổn giá Dai và các vấn đề thanh khoản do biến động của thị trường.
Hơn nữa, USDT đang vượt lên tất cả các stablecoin khác với phân khúc thị trường rộng lớn. Việc này như một cảnh báo rằng cuộc “so cựa” giữa USDT và USDC rất có thể xảy ra trong tương lai.
Circle đã công bố ra mắt giao diện lập trình ứng dụng (API) dành cho tài khoản doanh nghiệp. Nó sẽ giúp các doanh nghiệp tích hợp USDC vào hệ thống của họ. Nếu các API vận hành thành công, USDC sẽ bước vào một thời kỳ phát triển toàn cầu mới.
Các nhà giao dịch hiện nay đang lo lắng các vấn đề mà tiền điện tử mắc phải: thiếu quy định và tính biến động. Stablecoin đang là giải pháp hợp lý nhất lúc này. Bằng cách tạo ra những thay đổi hấp dẫn và thuận tiện hơn để các NĐT tổ chức tham gia, USDC có thể giúp làm cho tiền điện tử trở nên phổ biến hơn.
Tuy nhiên cho tới nay, USDT vẫn là stablecoin hàng đầu. Khi Tether tuyên bố duy trì giá chốt với đô la Mỹ bằng lượng dự trữ tương đương bao gồm thương phiếu, tiền gửi ngân hàng, kim loại quý và trái phiếu chính phủ. Công ty không tiết lộ chi tiết các khoản đầu tư dự trữ của mình, có thể chứa một số tài sản có tính thanh khoản kém hoặc đòn bẩy. Với sự không rõ ràng và minh bạch như vậy, CEO Changpeng Zhao – CZ cho biết anh coi USDT là một loại stablecoin có rủi ro cao.
“Đó là một hộp đen đối với hầu hết mọi người, bao gồm cả tôi” – CZ.
Chính vì những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư, khi phải lựa chọn một stablecoin an toàn cho mình, các trader vẫn ưu ái với USDC hơn là USDT và các đồng coin khác.
Một phần lý do được lý giải đó chính là sự ảnh hưởng không nhỏ của việc đồng stablecoin thuật toán UST sụp đổ. Vấn đề của UST thể hiện việc kiểm soát stablecoin vô cùng khó khăn. “Sự rung lắc của Tether cho thấy người chơi bắt đầu có cảm giác sợ thị trường tiền số, gây ra bởi sự sụt giảm của UST”, Vijay Ayyar, người đứng đầu mảng quan hệ quốc tế tại sàn giao dịch tiền điện tử Luno, nói với CNBC.
Trong một báo cáo, FED cũng cảnh báo stablecoin rất dễ bị tác động do đặc trưng thế chấp. Chúng sẽ giảm giá trị khi những tài sản này mất giá, hoặc trở nên kém thanh khoản nếu thị trường trong giai đoạn căng thẳng. Đó có lẽ là nguyên nhân chính khiến USDT “mất điểm” trong mắt các nhà đầu tư.
Hi vọng qua bài viết phân tích trên, các bạn đã có cái nhìn của mình về các đồng stablecoin này và có cách đầu tư đúng đắn cho mình. Tuy nhiên, CryptoleakVn tin tưởng rằng, thị trường stablecoin trong tương lai sẽ có những kinh nghiệm và hướng đi đúng đắn để phát triển thông qua các sự cố đã diễn ra, điển hình là UST.
Từ chối trách nhiệm: Trên đây chỉ là bài viết mang tính khách quan, CryptoleakVn không chịu bất cứ trách nhiệm nào cho quyết định đầu tư của bạn. Chúc các bạn đầu tư thành công.