Quỹ Tiền tệ Quốc tế, viết tắt là IMF, được biết đến là một tổ chức trung lập được thành lập nhằm giám sát hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, IMF có thật sự trung lập không, hay đây là một cánh tay nối dài của những tổ chức quyền lực hơn và sự xuất hiện của tiền điện tử đã ảnh hưởng mạnh đến vai trò của nhóm này.
Ngày càng rõ ràng hơn việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang sợ hãi tiền điện tử và việc nghiêm cấm ủng hộ tiền kỹ thuật số có thể trở thành điều khoản nếu muốn vay tiền của tổ chức này đối với các nền kinh tế đang khủng hoảng.
Gần đây nhất, Argentina đã đồng ý điều khoản “không ủng hộ” sử dụng tiền điện như một yêu cầu cho khoản vay 45 tỷ đô la từ IMF. Thông báo này được đưa ra chưa đầy một năm sau khi kế hoạch của El Salvador sử dụng Bitcoin để làm tài sản hợp pháp đã vấp phải những lời chỉ trích từ IMF.
Argentina đã sa lầy vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong nhiều năm, với hậu quả là lạm phát cao. Nước này cũng gánh khoản nợ lớn cùng tiền sử vỡ nợ khiến việc vay nợ trên các thị trường thông thường trở nên khó khăn hơn.
Trong khi đó, Buenos Aires đã trở thành một trung tâm quan trọng cho sự phát triển của blockchain và tiền điện tử. Nguyên nhân là do sự bất ổn về kinh tế khiến người dân tìm kiếm những giải pháp an toàn và ổn định hơn trong đó có Bitcoin. Hiện tại, các công ty và tổ chức tiền điện tử trong nước vẫn đang nỗ lực nhằm định nghĩa chính xác khái niệm “không khuyến khích” việc sử dụng tiền điện tử là gì?
Đáng ngạc nhiên việc người dân Argentina đã quyết định tin tưởng vào tiền điện tử như một giải pháp nhằm chống lại sự bất bình ổn của kinh tế thì trường, trong khi đó IMF lại cố gắng ngăn chặn họ?
Vì sao Quỹ Tiền tệ Quốc tế sợ hãi tiền điện tử?
Để hiểu những gì đang diễn ra ở đây, hãy tìm hiểu một chút về lịch sử hình thành của tổ chức này.
IMF được thành lập vào năm 1944 như một nỗ lực nhằm tránh lặp lại việc phá giá tiền tệ đã góp phần vào cuộc Đại suy thoái những năm 1930.
Nếu những ai biết về sự kiện trên sẽ dễ dàng nhận ra, về cơ bản nó đã kết thúc vào giữa những năm 1930, và đầu những năm 1940 bằng cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Như vậy, IMF thật ra được thành lập không phải để phản ứng với cuộc Suy thoái mà là chuẩn bị cho việc kết thúc chiến tranh và tái thiết châu Âu.
Bốn năm sau khi thành lập IMF, Kế hoạch Marshall của Hoa Kỳ đã gửi một lượng vốn khổng lồ của Mỹ để giúp châu Âu phục hồi sau chiến tranh – và quan trọng không kém, số tiền này được đưa ra nhằm lôi kéo những đồng minh Phương Tây ngã về phía họ thay vì lựa chọn đứng cùng chiến tuyến với Liên Xô.
Kế hoạch Marshall trở thành “chiến trường” trên mặt trận kinh tế giữa Mỹ và Liên Xô, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nỗ lực triển khai hàng trăm kế hoạch Marshall ra thế giới. Sự hiện diện của quỹ này ở các quốc gia đang phát triển trong nửa thế kỷ tiếp theo phần lớn là nhằm ngăn chặn sự lây lan của Chủ nghĩa Cộng sản. Để đổi lấy các khoản vay, nhiều quốc gia thành viên IMF đã phải tuân thủ một loạt các cải cách thị trường khiến họ phụ thuộc hơn với phương Tây.
Một số điều kiện bao gồm việc cắt giảm lương đối với công nhân viên chức nhà nước, giảm lương hưu, cắt giảm các chương trình xã hội, các chính sách ưu tiên tư nhân hóa các dịch vụ công, từ bỏ chính sách công nghiệp và mở cửa thị trường vốn. Khoản vay trung bình của IMF đi kèm với 20 điều kiện như vậy.
Chương trình “thắt lưng buộc bụng” này của IMF thường được áp dụng đối với các quốc gia đang ở giữa khủng hoảng, đây được xem là một hình thức tống tiền một cách ép buộc, hay nhà bình luận chính trị người Mỹ Naomi Klein gọi là “Học thuyết sốc”. Trong khi đó các nhà “Dân chủ Mỹ” gọi đây là những biện pháp “cải cách” nhằm “củng cố” nền kinh tế đang phát triển. Thông thương kết quả phần lớn là các quốc gia đi vay của IMF đều lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.
Klein và những người khác đã lập luận, các chính sách này làm cho IMF trở thành con ngựa bất kham cho các tập đoàn toàn cầu đang tìm cách kiểm soát thị trường tự do. Chúng sử dụng sự tuyệt vọng về mặt kinh tế của các nước đang phát triển làm đòn bẩy để áp đặt các chính sách có lợi cho các “tập đoàn tài phiệt”.
Sự sụp đổ của Liên Xô dường như khiến vai trò của IMF trở nên ít quan trọng hơn, nhưng cũng giống như NATO, IMF tiếp tục theo đuổi cuộc chiến chống lại kẻ thù trong tương lai. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy số lượng các điều kiện kèm theo cho các khoản vay của IMF đã thực sự tăng lên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Điều này cho thấy lý do vì sao IMF lại phản đối tiền điện tử mạnh mẽ như vậy: Lý do tồn tại của tổ chức này không phải là để thúc đẩy các nền kinh tế đang phát triển hoặc giúp đỡ thành viên. IMF không phải là một tổ chức viện trợ trung lập, mà là cánh tay kinh tế nối dài của các tập đoàn tài phiệt đa quốc gia. IMF tìm cách lôi kéo các quốc gia đang phát triển tại các khu vực như châu Phi và châu Mỹ Latinh trở thành “con nợ” cho tổ chức này.
Sự hiện diện của tiền điện tử đe dọa đến khả năng tồn tại của IMF, ngay cả khi nó chỉ tiềm ẩn ở mức rủi ro. Mark Weisbrot từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, mô tả IMF như một “người gác cổng” cho một “băng đảng chủ nợ” của các nhà tài phiệt phương Tây, bao gồm Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ nhằm gây sức ảnh hưởng lên các quốc gia nhỏ bé hơn. Tiền điện tử khiến Phương Tây khó có thể duy trì tầm ảnh hưởng và vị thế của mình; nó như một lối thoát tài chính cho những quốc gia đang phát triển thoát khỏi “bẫy nợ” từ những nền kinh tế lớn.
Đọc thêm:>>> Liệu Bitcoin có khả năng lấy lại ngưỡng 50.000 USD trong tuần này?
Source: David Z Morris – CoinDesk