NFT hiện nay là một trào lưu “hot” nhất thị trường tiền điện tử, mặt dù NFT là một token hoạt động trên hệ thống blockchain, nhưng nó lại có những đặt tính hoàn toàn khác với những token khác. NFT đã đưa thế giới tiền điện tử vượt qua biên giới của nó, không chỉ gói gọn trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại, NFT được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội như nghệ thuật, giải trí, văn hóa, thể thao,… Vậy NFT là gì? điều gì đã khiến NFT trở thành một trào lưu? Làm thế nào để mua bán và sở hữu 1 NFT?… Hãy cùng CLVn tìm hiểu nhé.
NFT là gì?
NFT (Non-fungible token – Token không thể thay thế) là một loại tiền mã hóa độc nhất. NFT là tài sản kỹ thuật số đại diện cho các đối tượng trong không gian mạng như nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm trong trò chơi và video. Chúng được mua và bán trực tuyến, thường xuyên bằng tiền điện tử và thường được mã hóa bằng phần mềm cơ bản giống như nhiều loại tiền điện tử.
Các NFT được xác thực bằng công nghệ blockchain, có chữ ký số của người sở hữu. VÌ vậy, nó tạo ra sự khan hiếm kỹ thuật số, NFT là duy nhất và không thể hoán đổi cho nhau
Lịch sử hình thành NFT
Các đồng tiền màu trên chuỗi khối Bitcoin được coi là tiền thân của NFT. Chúng rất hạn chế về chức năng và kém hiệu quả hơn nhiều so với NFT ngày nay. Đồng tiền màu đại diện cho nhiều tài sản, bao gồm phiếu giảm giá, tài sản, vật phẩm quyên góp và các bộ sưu tập kỹ thuật số. Mặc dù vậy, công nghệ này vẫn còn sơ khai và không được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nó đã khiến mọi người nhận ra tiềm năng của việc có tài sản trên blockchain.
Mãi cho đến khi giao thức ngang hàng Counterparty năm 2014, một nền tảng được xây dựng trên nền tảng của chuỗi khối Bitcoin, NFTs mới bắt đầu hình thành. Nội dung kỹ thuật số và trò chơi đã được đưa vào Counterparty. Trò chơi Spells of Genesis và Pepe Memes là những NFT phổ biến trên nền tảng này.
Vào thời điểm năm 2017, Ethereum đã bắt đầu phát triển. Các Cryptopunks nổi tiếng hiện nay đã được đưa vào blockchain. 10.000 ký tự độc đáo này nhanh chóng trở thành đồ sưu tầm kỹ thuật số. Cryptopunks rất đơn giản nhưng là một số NFT đầu tiên được đúc trên Ethereum. Không lâu sau, CryptoKitties ra mắt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2017, một bước ngoặt trong việc sở hữu tài sản kỹ thuật số ngày càng phổ biến. Các nhà đầu tư như SamsungNEXT và Google Ventures bắt đầu đổ của cải vào NFT sau khi nhìn thấy những khả năng to lớn.
Trong năm 2018 và 2019, các thị trường NFT như OpenSea và Rarible bắt đầu có được vị thế, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo ra nghệ thuật NFT của riêng họ. Ví Metamask cho phép truy cập dễ dàng hơn vào không gian NFT. Tiêu chuẩn NFT hiện tại của ERC-721 đã bắt đầu nở rộ trong vài năm tới.
Mục đích ra đời của NFT
Công nghệ chuỗi khối và NFT tạo điều kiện cho các nghệ sĩ và người sáng tạo nội dung một cơ hội kiếm tiền từ sản phẩm của họ. Ví dụ, các nghệ sĩ không còn phải dựa vào các phòng trưng bày hoặc nhà đấu giá để bán tác phẩm của họ. Thay vào đó, nghệ sĩ có thể bán nó trực tiếp cho người tiêu dùng dưới dạng NFT, điều này cũng cho phép họ giữ lại nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài ra, các nghệ sĩ có thể lập trình bằng tiền bản quyền để nhận được phần trăm doanh thu bất cứ khi nào tác phẩm của họ được bán cho chủ sở hữu mới. NFTs không chỉ là sân chơi của các nghệ sĩ, nhà sáng tạo nội dung, mà NFTs còn phục vụ vào các hoạt động từ thiện gây quỹ, các sự kiện thể thao, hoặc đơn giản chỉ là lưu giữ những kỷ niệm, kỷ vật của một người nào đó thông qua việc đút chúng thành NFTs và lưu giữ trên không gian kỹ thuật số.
Đặc tính cốt lõi của NFT
- Tính duy nhất: Mỗi NFT có một thuộc tính khác nhau tùy thuộc vào siêu dữ liệu được xử lý thông qua một hàm băm mật mã.
- Tính khan hiếm: Chỉ có một số lượng NFT nhất định được tạo ra và được xác định trên Blockchain, Đây chính là đặc tính tạo nên giá trị cho NFT, Chính vì tính khan hiếm nên việc sở hưu NFT trở nên có ý nghĩa.
- Không thể phân chia: 1 NFT không thể phân chia ra thành những đơn vị nhỏ hơn.
Phân biết NFT và Coin
Coin | NFT |
Dùng để thanh toán trao đổi, đầu tư,.. | Chủ yếu mang giá trị sưu tầm, lưu giữ |
Tính thanh khoản cao | Tính thanh khoản thấp |
Chúng cũng có giá trị ngang nhau — một Bitcoin luôn bằng một Bitcoin khác | Mỗi chữ ký số sẽ tạo ra NFT duy nhất, nên chúng không thể được trao đổi hoặc bình đẳng với nhau |
Giá thường biến động liên tục | Giá cả tùy thuộc vào chủ sở hữu của NFT |
Ưu điểm của NFT
- Tính an toàn: NFT được tạo ra dựa trên tính độc nhất không thể thay thế được nên chúng rất khó bị phá hủy, đánh cắp hay sao chép.
- Tính minh bạch: Bạn có thể truy xuất nguồn gốc, của những vật giá trị cao với vài cú click chuột đơn giản, lịch sử giao dịch của nó đều được ghi lại trên chuỗi.
- Dễ chuyển nhượng: Tất cả các quá trình chuyển nhượng tương tự như các token khác trên blockchain.
- Phí giao dịch thấp: Thanh toán xuyên biên giới bằng tiền mã hóa cho phép việc sưu tầm NFT tốn ít phí giao dịch hơn và thời gian chờ ngắn hơn các phương pháp truyền thống
Nhược điểm của NFT
- Thanh khoản kém: Tổng khối lượng giao dịch của NFT từ trước tới nay chỉ rơi vào khoảng 300 triệu USD. Rất thấp so khối lượng giao dịch giao của các token khác
- Khó xử lý trên nền tảng DeFi: Mất nhiều thời gian xử lý giao dịch và cấu trúc phức tạp khó xây dựng hơn các token khác trên hệ thống Blockchain
Xem thêm: >>> Video kiến thức về NFT
Cách tạo, mua, bán một NFT
Các NFT tồn tại trên blockchain mà chúng được tạo ra. Ethereum là một trong những nền tảng phổ biến nhất cho NFT hiện tại, nhưng bạn cũng có thể tạo chúng bằng cách sử dụng Binance Smart Chain, EOS, Polkadot, Tezos, Dapper Lab’s Flow và những nền tảng khác.
Khi bạn tạo NFT, bạn cần một chiếc ví hỗ trợ cả những tài sản NFts. Tiếp theo, bạn cần tìm một thị trường cho phép bạn tạo NFT và kết nối ví của bạn. Mỗi nền tảng sẽ có cách tạo NFT riêng. Một số thị trường cho phép bạn tạo NFT miễn phí, chỉ cần nhấp vào nút “Tạo” và tải tệp của bạn lên, cho dù đó là hình ảnh, GIF, mô hình 3D hay một số mặt hàng khác.
Bạn có thể thêm các đặc điểm, giảm giá đặc biệt cho các dịch vụ hoặc đính kèm các giá trị khác vào NFT. Bạn cũng có thể định giá NFT của mình, bao gồm bất kỳ khoản tiền bản quyền nào bạn muốn nhận được nếu người mua quyết định bán lại NFT.
Chi phí tạo NFT
Một số nền tảng cho phép bạn tạo NFT miễn phí, trong khi những nền tảng khác tính phí. Trên thị trường dựa trên Ethereum, bạn có thể phải trả tiền cho phí “gas”, tức là một khoản phí được tính để thực hiện các chức năng nhất định trên blockchain. Thông thường, bạn cần phải trả các khoản phí này bằng các token được nền tảng chấp nhận.
Tạo ví kỹ thuật số để mua NFT
Cần có ví kỹ thuật số để mua tài sản kỹ thuật số. Một trong những ví linh hoạt nhất được cung cấp bởi Coinbase, Coinbase Wallet. Các dịch vụ ví khác như MetaMask và Trust Wallet cũng giúp bạn dễ dàng mua NFT. Sau đó, bạn có thể đăng ký, tạo khóa của mình, nạp tiền vào ví bằng cách sử dụng tiền tệ fiat hoặc một loại tiền điện tử khác để mua các đồng tiền cần thiết cho nền tảng.
5 thị trường NFT phổ biến nhất
- OpenSea: là nền tảng giao dịch NFT đầu tiên và gần như là lớn nhất hiện nay, Ở đây, việc đúc bộ sưu tập NFT không yêu cầu trả phí gas mà thay vào đó sẽ phải thanh toán phí gas khi bạn bắt đầu bán trên nền tảng. Người mua cũng phải trả phí gas khi mua tác phẩm của bạn.
- Rarible: Là một trong những nền tảng có lượng người dùng cao nhất hiện nay, sản phẩm đa dạng, giao diện hiện đại trẻ trung, dễ thao tác. Tuy nhiên, việc đúc NFT trên nền tảng này yêu cầu trả trước phí gas.
- Foundation: là một nền tảng chọn lọc, cộng đồng bỏ phiếu cho các tác phẩm nghệ thuật được xuất hiện trên ứng dụng, làm cho nó trở nên ngang hàng, công bằng hơn, theo tôn chỉ công nghệ mà NFTs được thành lập.
- SuperRare: Đây là một thị trường sở hữu những vật phẩm siêu hiếm, mỗi tác phẩm nghệ thuật là độc nhất vô nhị, không tồn tại bản sao thứ hai.
- Nifty Gateway: Đây là nền tảng của những NFT có giá trị cao nhất, là sự lựa chọn hàng đầu của những nghệ sĩ và nhà sáng tạo tên tuổi.
5 Tác phẩm NFT giá trị nhất lịch sử
- Everydays: the First 5000 Days là một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được tạo ra bởi Mike Winkelmann. Tác phẩm là sự cắt ghép của 5000 hình ảnh kỹ thuật số do Winkelmann tạo ra cho loạt phim Everydays của mình. Mã thông báo không thể thay thế (NFT) liên quan của nó đã được bán với giá 69,3 triệu USD tại Christie’s vào năm 2021.
- CryptoPunk #7804, một NFT do máy tính tạo ra được bán với giá kỷ lục 4.200 Ethereum (ETH) – tương đương 7,56 triệu USD vào ngày 27 tháng 2 năm 2021, CryptoPunks là bộ sưu tập 10.000 ký tự được tạo hình độc đáo dưới dạng hình ảnh 24×24 và được tạo ra vào năm 2017. Ban đầu, bất kỳ ai có ví Ethereum cũng có thể sở hữu miễn phí các punk này. Đây chính là bộ sưu tập NFT đầu tiên được tạo ra, lấy cảm hứng từ chuẩn token ERC-721.
- Crossroad đã được bán lại với giá 6,6 triệu USD, đây cũng là tác phẩm NFT của Mike Winkelmann, Crossroads được lấy cảm hứng từ cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, được bán trên nền tảng Nifty Gateway.
- NFT tweet đầu tiên của CEOTwitter – Jack Dorsey, được đấu giá 2,5 triệu USD trên nền tảng Valuables.
- Autoglyph #17 thuộc bộ sưu tập Autoglyph, nghệ thuật được tạo “on-chain” đầu tiên trên blockchain Ethereum, được bán với giá 1,44 triệu USD
Tổng kết
Có thể thấy NFT đã không còn chỉ là một trào lưu ” sớm nở tối tàn”, mà nó đã dần dần khẳng định được vai trò cũng như sức hút của mình trong thời kỳ số hóa toàn cầu. Bằng chứng là ngày nhiều những người và tổ chức có ảnh hưởng lớn với cộng đồng chẳng hạn như ông chủ twitter, Jazz Dosey, Ca sĩ nhạc pop Katy Perry, Cha đẻ mã Nguồn World Wide Web-Tim Berners-Lee, vũ trụ điện ảnh Marvel, lò đào tạo K-pop JPM intertainment…cùng hàng loạt các tên tuổi nổi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ, khoa học, giáo dục, giải trí, thể thao đã gia nhập vào thị trường NFT. Độ phủ cũng như sức hấp dẫn của NFT chính là đòn bẩy đưa khái niệm tài sản mã hóa lên một tầm cao mới không chỉ ứng dụng vào thanh toán và đầu tư mà còn là loại tài sản lưu trữ những giá trị tinh thần.