Việc lựa chọn một altcoin để giao dịch hoặc đầu tư có thể khó khăn, đặc biệt là với rất nhiều đồng coin như ngày nay. Việc đảm bảo tính ứng dụng của dự án là rất quan trọng khi khi các nhà đầu tư theo thiên hướng hold.
Ethereum (ETH)
Ethereum đã đứng thứ hai sau Bitcoin trong nhiều năm liên tiếp trong danh sách các loại tiền điện tử được xếp hạng theo vốn hóa thị trường. Thậm chí có người còn coi Ethereum chính là cha đẻ của Altcoin. Tiêu chuẩn ERC-20 cho mã thông báo của nó làm phát sinh một phần lớn các loại tiền điện tử trên thị trường hiện nay.
Ripple (XRP)
Đã từng vượt mặt Ethereum để giữ vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng của CoinmarketCap. XRP là một đồng coin được sử dụng để đại diện cho việc chuyển đổi giá trị trên mạng lưới Ripple. XRP có vài trò là bên trung gian cho các giao dịch khác bao gồm tiền điện tử và tiền tệ pháp định. Đồng coin XRP được xây dựng dành riêng cho các doanh nghiệp hay các tổ chức tài chính có thanh khoản các giao dịch xuyên biên giới.
Tether (USDT)
USDT là một hình thức tài sản Cryptocurrency được phát hành trên Blockchain Bitcoin thông qua giao thức lớp Omni. Mỗi đơn vị USDT đều được bảo hộ bởi 1 USD tại cục dự trữ và có thể được mua lại qua nền tảng Tether. Với mức vốn hóa thị trường hơn 62 tỷ đô la vào ngày đầu tiên của tháng 7 năm 2021, USDT vẫn đang có nhu cầu và dường như nó sẽ khó mà biến mất.
Với mục đích giúp người dùng dễ giao dịch tiền tệ giữa các quốc gia khác nhau, thay thế các giao dịch và kiểm toán ví không an toàn hiện nay. Có thể nói rằng, USDT như là fiat của Cryptocurrency
Chainlink (LINK)
ChainLink được chính thức ra mắt vào năm 2017 bởi công ty Smart Contract ChainLink Ltd và hiện đang có trụ sở chính nằm tại Cayman Islands. Chainlink chuyên về dữ liệu trong thế giới thực và cung cấp dữ liệu vào chuỗi khối thông qua các hợp đồng thông minh. Hay có thể hiểu, mọi nguồn thông tin, dữ liệu khi được đưa vào Blockchain thông qua ChainLink đều được xem như là điều kiện để kích hoạt các bản hợp đồng thông minh hoạt động. Sau khi Smart Contract được khởi động sẽ tạo ra một dữ liệu đầu ra bao gồm: Một khoản thanh toán, chứng nhận sở hữu NFT,…
Solana (SOL)
Solana ra đời giúp cải thiện khả năng mở rộng của blockchain mà không phải đánh đổi bằng việc suy giảm bảo mật hay mất đi tính phi tập trung của nó. Solana (SOL) sử dụng Proof of History kết hợp với Proof of Stake. Với ưu điểm vượt trội hơn so với đàn anh Ethereum với chi phí khoảng $0.00001/giao dịch. Chưa hết, mạng Solana còn có khả năng thực hiện 50,000 giao dịch/giây.
Ưu và nhược điểm của Altcoin
Trong thế giới của blockchain, sự gia tăng giá trị siêu tốc cũng có khả năng giống như một vụ tai nạn khổng lồ. Các dự án nhỏ đánh giá cao gấp hàng trăm lần giá trị ban đầu của chúng, chỉ sụp đổ một khi bị bỏ hoang sau khi sự cường điệu hóa chết đi. Và Altcoin cũng không ngoại lệ. Đây là những gì chúng ta cần làm nổi bật:
Ưu điểm
- Thay vì chỉ có Bitcoin, sự xuất hiện của Altcoin khiến thị trường giao dịch sôi động hơn, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu tư.
- Các tùy chọn gần như vô tận với các altcoin. Tuy nhiên, các altcoin không chỉ mang lại cơ hội cho đầu tư đầu cơ. Trên thực tế, chúng là thứ thúc đẩy sự đổi mới trong không gian blockchain.
- Các Altcoin chất lượng được xây dựng với tính ứng dụng rõ ràng, giải quyết vấn đề cụ thể.
Nhược điểm
- Các âm mưu nguy hiểm đang lưu hành trong hệ sinh thái altcoin đó là làm giá. “Tổ chức cá mập” sẽ bơm vốn vào các altcoin nhằm làm tắng giá trong khoảng thời gian nhất định được tính trước. Khi giá cao thì tạo FOMO ra bên ngoài nhằm tạo thanh khoản cho chính mình.
- Có nhiều Altcoin đang lưu hành trên thị trường tiền điện tử nhưng không phải tất cả đều có đội ngũ có tâm và có tầm để theo đuổi tới cùng với dự án của họ. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư mới bị thua lỗ và mất niềm tin vào thị trường tiền điện tử.
Điểm mấu chốt
Internet có rất nhiều người theo chủ nghĩa tối đa hóa Bitcoin, những người tin rằng các altcoin chỉ là một tiếng ồn xung quanh tương lai. Một số người nghĩ rằng trong tương lai sẽ có một đồng con soán ngôi Bitcoin. Mỗi Altcoin có thể không hoàn toàn là duy nhất, nhưng nó mang lại những ý tưởng mới. Nền kinh tế phi tập trung dựa trên thiết kế sản phẩm phi tập trung. Và cũng giống như cách cộng đồng phát triển mã nguồn mở, làm việc cùng nhau để tạo ra sản phẩm tốt hơn.
Nguồn: Tổng hợp