Sau gần năm ngày liên tục đón nhận tin xấu và những dấu hiệu sụt giảm liên tục, tiền điện tử bắt đầu tăng tốc “một lần nữa” sau lệnh hành pháp mới từ Mỹ.
Thị trường đón nhận tin vui sau sắc lệnh mới từ Hoa Kỳ
Năm 2022 chỉ mới bắt đầu được vài tháng thế nhưng thị trường tiền điện tử đã liên tục đón nhận những cơn “sóng dữ”. Cuộc chiến tranh tại Ukraina, FED nỗ lực kiềm tỏa lạm phát bằng cách nâng lãi suất và cuộc khủng hoảng về năng lượng sạch… Tất cả đều tác động vô cùng tiêu cực lên thị trường mã hóa khiến hàng tỷ USD đã bốc hơi. Nhiều đồn đoán cho rằng, Tổng thống Biden đang chuẩn bị ký một sắc lệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến đà phát triển của tiền mã hóa tại xứ sở cờ hoa.
Thế nhưng tình hình dường như đã rất khác, ông Biden có cái nhìn tích cực hơn về tiền điện tử và cho rằng cần có sự quan tâm phù hợp với loại hình tài chính kỹ thuật số còn khá mới mẻ này. Sắc lệnh sắp được ban hành trong thời gian tới cũng được dự đoán là thừa nhận tầm quan trọng của tiền số và yêu cầu các cơ quan phải có hướng quản lý cụ thể loại tiền tệ này.
John Sarson, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Sarson Funds, một nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đầu tư blockchain và tiền điện tử, nói rằng: “Chúng tôi đã từng nói rằng lệnh hành pháp này sẽ là bàn đạp cho một cuộc bứt phá trên thị trường tiền điện tử và đó chính xác là những gì chúng tôi đang thấy”.
Mặt dù tiền điện tử hàng đầu thế giới đã tăng vọt lên mức 42.000 USD, nhưng chỉ một ngày sau động thái này, hôm nay, Bitcoin đã lùi về mức 39,380. USD, giảm 5% trong 24 giờ qua, tuy vậy đây vẫn là dấu hiệu tương đối lạc quan.
Trong một bài báo của CoinDesk, Kristin Smith, giám đốc điều hành của Hiệp hội Blockchain, đã gọi quyết định của Biden là một cột mốc quan trọng đối với ngành công nghiệp tiền điện tử ở Hoa Kỳ. Smith viết: “Nếu bạn lạc quan về tính ổn định của tiền điện tử khi có thể ứng dụng trong nhiều dịch vụ nền tảng hằng ngày thì việc được công nhận bởi sắc lệnh sẽ là một bước hợp thức hóa nó”.
Sắc lệnh chỉ định sáu lĩnh vực chính có sự tham gia của chính phủ liên bang với hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số bao gồm: Bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư, ổn định tài chính, tất cả mọi thứ có liên quan đến tài chính, đổi mới có trách nhiệm, vai trò lãnh đạo tài chính toàn cầu của Hoa Kỳ và chống hoạt động tài chính bất hợp pháp. Văn bản này cũng nêu rõ vai trò của từng cơ quan cụ thể và trách nhiệm của họ là gì.
Trong đó, Bộ Tài chính sẽ chủ trì xây dựng các đề xuất chính sách để giảm thiểu rủi ro hệ thống và rủi ro tiêu dùng liên quan đến tài sản kỹ thuật số. Hội đồng Giám sát và Ổn định Tài chính có nhiệm vụ đánh giá các rủi ro trong và ngoài nước, đồng thời chỉ ra các lỗ hổng chính sách cần được khắc phục.
Các phản ứng trái chiều xuất hiện sau lệnh hành pháp
Các nhà lập pháp và cơ quan quản lý đã nhanh chóng đưa ra những quan điểm và nhận định của mình về lệnh hành pháp. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết lệnh hành pháp có thể “mang lại lợi ích đáng kể cho quốc gia, người tiêu dùng và doanh nghiệp” trong việc hỗ trợ đổi mới đồng thời giải quyết rủi ro trong ngành. Thượng nghị sĩ bang Massachusetts Elizabeth Warren, người thường gắn tiền điện tử với các hành vi bất hợp pháp, cho biết, Biden đã đúng khi phát hiện ra những rủi ro tiềm tàng của tiền điện tử, đồng thời nói thêm rằng chính phủ Hoa Kỳ cần có các quy tắc mạnh mẽ để quản lý đồng tiền số này trước khi quá muộn.
Hội đồng tiền điện tử hướng đến sự đổi mới, một liên minh của các công ty tiền điện tử được thành lập vào tháng 4 năm 2021, bao gồm các sàn giao dịch lớn như Coinbase và Gemini, đã mô tả lệnh hành pháp là cách tiếp cận “toàn diện và thông minh” đối với tiền điện tử. Việc này tạo ra sự minh bạch và hướng đến nền kinh tế bền vững, trong sạch.
Mặc khác, thượng nghị sĩ Wyoming có vẻ chưa hài lòng trước động thái này: “Chúng tôi cần các quy tắc cụ thể về stablecoin và hiện tại tôi vẫn chưa cảm thấy thuyết phục về việc ra mắt tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ công việc của Cục Dự trữ Liên bang trong lĩnh vực này.”
Lệnh hành pháp của Joe Biden không chỉ ảnh hưởng đến tương lai tài chính của Hoa Kỳ, mà còn tác động đến cục diện chính trị hiện nay, hành động này được đưa ra khi các nhà lập pháp và các quan chức chính quyền đang ngày càng bày tỏ lo ngại rằng Nga có thể đang sử dụng tiền điện tử để tránh tác động của các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng, đầu sỏ chính trị và ngành công nghiệp dầu mỏ do cuộc xâm lược Ukraine.
Tuần trước, Các Thượng nghị sĩ Dân chủ Elizabeth Warren, Mark Warner và Jack Reed đã yêu cầu Bộ Tài chính cung cấp thông tin về cách họ dự định sẽ kiểm soát việc sử dụng tiền điện tử để trốn tránh các biện pháp trừng phạt.
Trên hết, lệnh hành pháp được mong đợi sẽ mang lại những tín hiệu tích cực hơn cho ngành tài chính của Hoa Kỳ, các nhà giao dịch tiền điện tử, các nhà đầu cơ và các nhà lập pháp, những người đã so sánh thị trường tiền điện tử với miền Tây hoang dã.
Đọc thêm:>>> Tiền điện tử tiếp tục “bay cao” sau khi Mỹ đưa ra lệnh trừng phạt mới lên Nga
Source: TURNER WRIGHT – Cointelegraph