Tình hình lạm phát ngày một nghiêm trọng hơn trong khi đó, niềm tin của người dân vào việc chính phủ có thể kiểm soát vấn đề này, đang mất dần. Điều đó tạo cơ hội cho bitcoin, hàng rào chống lạm phát cuối cùng.
Bitcoin (BTC) ổn định quanh mức 36.000 đô la và gần như không đổi vào thứ Sáu. Mức độ biến động của tiền điện tử thấp hơn trong 24 giờ qua so với đợt bán tháo mạnh vào ngày hôm trước.
Các loại tiền điện tử thay thế (altcoin) cũng cho thấy các chỉ số tương đối ổn định, mặc dù GALA đã tăng tới 9%, vượt trội so với các token khác. Ngoài ra, token ALGO của Algorand đã tăng 12% trong 24 giờ qua.
Hành động giá thay đổi trong tuần qua tiếp tục phản ánh sự không chắc chắn giữa các nhà giao dịch, đặc biệt là khi rủi ro kinh tế vĩ mô vẫn còn.
Tâm lý không chắc chắn
Với lạm phát được chốt ở mức 8,5% vào tháng 3 và Fed bắt đầu tăng lãi suất cao nhất trong 22 năm để cố gắng hạ nó xuống, toàn bộ người dân Mỹ đang phải vật lộn hàng ngày vì tình hình khó xử ở thời điểm hiện tại. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, “Tôi có nên mua chiếc ô tô mới đó ngay bây giờ hay không? Trong trường hợp tệ nhất, nó sẽ đắt hơn trong tương lai hay tôi nên lo lắng về vấn đề đảm bảo công việc của mình vì nguy cơ của một cuộc đại suy thoái sắp xảy ra? Sự không chắc chắn này, được chuyển dịch trong toàn xã hội, có tác động sâu sắc đến nền kinh tế nói chung.
Sự không chắc chắn là một trải nghiệm vô cùng khó chịu đối với bất kỳ ai trừ những người tiết kiệm (và may mắn nhất), những người có thể tìm ra cách kiếm tiền trong môi trường lạm phát. Và tất yếu nó để lại hậu quả chính trị. Hãy nghĩ về cách mà vị tổng thống một nhiệm kỳ Jimmy Carter bị ảnh hưởng bởi lạm phát vào năm 1980. Hoặc xem xét doanh thu không đổi của các chính phủ ở các nền kinh tế bị lạm phát, chẳng hạn như Argentina.
Nhiều người tin rằng Tổng thống Joe Biden chắc chắn sẽ đi theo con đường của Jimmy Carter. Tỷ lệ chấp thuận của ông hiện tại là 41,3% một con số vô cùng ảm đảm.
Những vấn đề mà nhiệm kỳ của Tổng thống Biden đang phải đối mặt: bóng ma lạm phát đình trệ, lạm phát kép cộng với tỷ lệ thất nghiệp do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch mang đến. Điều đáng sợ là ngay cả khi Fed đẩy đất nước vào suy thoái do in quá nhiều tiền, việc làm giảm tổng cầu sẽ không thể phá vỡ chu kỳ lạm phát vì nó sẽ được bù đắp bởi tác động tăng giá của chi phí do cung thúc đẩy.
Hiện tại, tin tức từ Amazon và Apple đã giáng đòn mạnh vào lợi nhuận của công ty, một trong những nguyên nhân là do chính sách “Zero Covid” từ Trung Quốc. Đây chính là một công thức hoàn hảo cho lạm phát đình trệ và đó là cơn ác mộng của một chính trị gia.
Thay đổi “công thức” chính trị
Ngoài những mối nguy hiểm từ việc tranh cử trở lại với các nhà lãnh đạo đương nhiệm, có thể chính trị trong bối cảnh lạm phát sẽ hoàn toàn khác so với những năm 1980. Trong quá khứ, người ta tin tưởng nhiều hơn vào cách thức điều hành xã hội. Theo thời gian, sự gián đoạn do toàn cầu hóa và internet khiến niềm tin vào chính phủ, vào các tập đoàn, vào cơ quan thực thi pháp luật, vào các phương tiện truyền thông và các tổ chức quan trọng khác đã suy yếu dần.
Sự mất niềm tạo nên các quyết định chính trị và kinh tế vô cùng khó đoán. Ví dụ, nếu Donald Trump lại là ứng cử viên Đảng Cộng hòa vào năm 2024, điều này sẽ có ý nghĩa như thế nào với tất cả các cử tri trung thành, những người, vào năm 2020, đã bỏ phiếu chống lại vị nguyên Tổng thống Mỹ một cách ghê tởm? Có thể người dân sẽ níu kéo và mong muốn ông trở lại nắm quyền, nhưng có thể họ sẽ không hài lòng về điều đó. Và những người theo Đảng Dân chủ hoàn toàn chán nản, sẽ có một mức độ nghi ngờ về kết quả chính trị và vào hệ thống kết quả. Điều này không giống như trường hợp của Ronald Reagan trước chiến thắng Carter vào năm 1980. Nói cách khác, ngày càng có nhiều ý kiến rằng chính trị truyền thống sẽ không phải là giải pháp cho những khó khăn kinh tế hiện tại.
Vấn đề tiền bạc
Cần phải thừa nhận rằng trong nhiều thiên niên kỷ, tiền đã là một thành phần chính trị chủ yếu, với việc các chính phủ tìm cách kiểm soát việc phát hành và lưu thông tiền. Kỷ nguyên tiền pháp định trong 50 năm qua là đỉnh cao của nỗ lực đó.
Nhưng trong suốt lịch sử, khi lòng tin vào hệ thống chính trị giảm xuống mức thấp, người dân đã chuyển sang các lựa chọn thay thế, lấy vàng là ví dụ chính.
Giờ đây, Bitcoin mang đến một giải pháp khác, một phương án thay thế với các đặc tính có giá trị không chỉ là một hầm trú ẩn. Quan trọng nhất, Bitcoin là kỹ thuật số, có nghĩa là nó có thể được tích hợp vào nền kinh tế kỷ nguyên số.
Nói cách khác, Bitcoin thực sự là một hệ thống quản trị thay thế cho tiền tệ pháp định hiện tại. Không có gì đảm bảo rằng mọi người sẽ chọn tiền số ngay lập tức, nhưng thời đại không chắc chắn về kinh tế và chính phủ hiện nay mang đến cho Bitcoin một cơ sở vững chắc để trở thành một hình thức thay thế mới trong tương lai.
Đọc thêm:>>> Tiền mã hóa “đỏ lửa” đánh dấu ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020
Source: Michael J. Casey – CoinDesk