Hiện nay, hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử lớn đều yêu cầu xác minh KYC để tối ưu hóa hoạt động. Vậy KYC là gì? KYC có vai trò và tác dụng gì đối với các nhà đầu tư?
KYC là gì?
KYC là từ viết tắt của “know your customer”, nhưng cũng hay thường được biết với một cái tên khác “know your client” với cùng ý nghĩa tương tự. Đây là bước xác minh danh tính bắt buộc dành cho khách hàng, thường được các tổ chức tài chính áp dụng. Nó bao gồm thông tin có thể được sử dụng để xác minh danh tính, như thẻ căn cước, hóa đơn điện nước với địa chỉ nhà, số bảo hiểm xã hội,…(Theo Binance)
Khách hàng thường được yêu cầu thực hiện KYC trong quá trình mở tài khoản và đôi khi phải thực hiện KYC khi muốn thay đổi thông tin gì đó. Ví dụ, nếu bạn đổi tên vài tháng sau khi tạo tài khoản, bạn sẽ được yêu cầu phải cập nhật thông tin KYC của mình.
Nếu bạn không hoàn thành quy trình KYC, bạn có thể sẽ không thể sử dụng được tất cả các tính năng trên sàn giao dịch.
Quy trình chung của KYC là gì?
Bước xác minh KYC thường được quy định thành ba phần và quy trình:
Bước 1: Thu thập thông tin nhận dạng cá nhân (PII) của khách hàng
Đây là bước nền tảng của toàn bộ quy trình KYC, bao gồm việc thu thập các thông tin nhận dạng cá nhân như họ và tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ. Điều này được xác minh dựa trên tài liệu chính thức do chính phủ cấp. Chẳng hạn như hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe và bằng chứng địa chỉ của họ, chẳng hạn như hóa đơn điện nước.
Bước 2: Thẩm định thông tin
Quá trình thẩm định thông tin này dựa trên các cơ sở dữ liệu chính thức rằng khách hàng đó có tiếp xúc với chính trị (PEP) và có bất kỳ tiền án, tiền sự nào hay không. Điều này cho phép các nhà môi giới hiểu rõ hơn về rủi ro xảy ra rửa tiền và tội phạm tài chính của từng khách hàng.
Sau khi đã có dữ liệu xác minh của khách, sàn giao dịch có thể đối chiếu với cơ sở dữ liệu nội bộ và bên thứ 3 để chấm điểm tín dụng, đánh giá rủi ro và xác thực kĩ hơn về thông tin khách hàng khai báo. Từ đó ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối giao dịch với khách hàng.
Bước 3: Giám sát liên tục
Việc giám sát liên tục đảm bảo rằng thông tin KYC của khách hàng luôn được cập nhật và cho phép hệ thống liên tục xem xét các giao dịch đáng ngờ có thể xuất hiện.
Tùy thuộc vào cuộc điều tra, sàn giao dịch có thể tạm ngưng tài khoản của khách hàng đáng nghi và báo cáo vụ việc cho các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật cần thiết.
KYC bắt buộc đối với hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hoá?
Trước đây, các sàn giao dịch tiền mã hoá hiếm khi yêu cầu thông tin KYC, nhưng khi giá và sự quan tâm về tiền mã hoá liên lục tăng lên, những lo ngại về các hoạt động tội phạm như rửa tiền và các hoạt động bất hợp pháp khác được cân nhắc giám sát chặt chẽ hơn.
Mục tiêu của KYC là hạn chế các hoạt động bất hợp pháp và nhận biết các hành vi đáng ngờ càng sớm càng tốt. Các sàn giao dịch tiền mã hoá sử dụng những dữ liệu này để theo dõi các hành vi giao dịch, nhằm đảm bảo ngăn chặn các hoạt động rửa tiền và tài trợ cho khủng bố.
Nếu không có xác minh KYC, một sàn giao dịch tiền mã hoá có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi người dùng thoát khỏi lưới pháp luật nhờ không thực hiện xác minh KYC. Chính vì vậy, việc sử dụng KYC là một trong những nỗ lực của các sàn giao dịch lớn muốn duy trì tuân thủ chống rửa tiền (AML).
KYC ảnh hưởng đến yếu tố phi tập trung và ẩn danh như thế nào?
Một trong những tính năng hấp dẫn nhất của tiền mã hoá và công nghệ blockchain là phi tập trung.
Các yêu cầu của quy trình KYC làm cho các sàn giao dịch tiền mã hoá phải thực hiện tương tự như các tổ chức tài chính truyền thống bằng cách trao quyền cho một cơ quan tập trung.
Đối với những người dùng quan tâm đến yếu tố ẩn danh thông qua blockchain phi tập trung, việc mất đi tính ẩn danh là một cái giá khá cao phải trả, đặc biệt là khi họ được yêu cầu phải gửi thông tin KYC của mình cho các sàn giao dịch tiền mã hoá tập trung. Mặc dù các sàn giao dịch tiền mã hoá hứa hẹn sẽ xử lý thông tin cá nhân của người dùng một cách cẩn thận, nhưng nhiều người dùng vẫn nghiêng hơn về lựa chọn danh tính của mình được bảo mật và từ chối những rủi ro có thể phát sinh, và thực tế, những lo ngại này không phải là không có cơ sở vì nhiều sàn giao dịch vẫn chưa có hệ thống KYC mạnh mẽ để bảo mật thông tin người tiêu dùng.
Đã có báo cáo về việc các hacker truy cập vào thông tin KYC của người dùng tiền mã hoá bằng cách lợi dụng sơ hở trên phần mềm của các sàn giao dịch. Binance là một trong số ít sàn giao dịch có hệ thống an toàn và chuyên dụng để thu thập và quản lý dữ liệu KYC.
Tầm quan trọng của KYC với các sàn giao dịch tiền mã hóa?
Xác minh danh tính tự động
- Thay vì xác minh danh tính trực tiếp như ngân hàng, các dịch vụ của bên thứ ba cho phép người dùng gửi hình ảnh giấy tờ tùy thân của họ như hộ chiếu, kèm theo ảnh chân dung.
- Công nghệ lập bản đồ sinh trắc học có thể so sánh các bức ảnh từ tài liệu nhận dạng của người nộp đơn để xác minh danh tính của người nộp đơn.
Ngăn chặn tội phạm và trốn thuế
- Một mối quan tâm lớn trong không gian Crypto là việc sử dụng tài khoản giả để rửa tiền và các giao dịch tài chính bất hợp pháp khác.
- Thông thường họ sẽ lập tài khoản dưới tên giả, biệt hiệu hoặc thông tin không đầy đủ khác không thể xác định được chủ tài khoản. Sàn giao dịch cần kiểm duyệt chặt chẽ trước khi xác minh (KYC) 1 tài khoản để có thể hoạt động mua/ bán trên thị trường.
Bảo vệ tài khoản
Các sàn giao dịch duy trì tuân thủ KYC. Không chỉ bảo vệ sàn giao dịch, nó còn cung cấp một lớp bảo mật bổ sung cho tài khoản của mỗi người dùng khi mua/ bán hay chuyển khoản. Nhưng vẫn cho phép họ sử dụng không hạn chế các dịch vụ của Binance.
Hợp pháp cho tiền mã hóa
Nếu khách hàng thanh toán cho bạn bằng tiền mã hóa – nó có thể bị báo cáo và có khả năng bị Chính phủ đánh thuế. Các biểu mẫu khai thuế cho nhiều khu vực pháp lý hiện đang yêu cầu tiết lộ các khoản thu nhập liên quan đến tiền mã hóa.
Cách xác minh KYC
Mỗi sàn giao dịch/dự án đầu tư đều có yêu cầu về xác minh KYC khác nhau. Vì thế ở đây mình sẽ chỉ liệt kê ra một số giấy tờ và các bước cơ bản nhất của quá trình KYC mà hầu hết các sàn và các dự án ICO hiện nay yêu cầu.
Các điều cần chuẩn bị để KYC
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (CMND/CCCD) hoặc hộ chiếu (Passport)
- Ảnh mặt trước và sau Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (CMND/CCCD) hoặc hộ chiếu
- Ảnh chụp rõ mặt, trên tay cầm CMND/CCCD hoặc Passport và tờ giấy ghi nội dung yêu cầu từ sàn giao dịch hoặc ICO (Thường là ngày chụp hoặc tên của trang web)
- Giấy phép lái xe (Tùy từng sàn sẽ yêu cầu thêm giấy tờ này)
- Giấy tờ chứng thực địa chỉ cư trú có giá trị trong 3 tháng như Hóa đơn điện nước, ngân hàng, mạng internet,… (Tùy từng sàn sẽ yêu cầu thêm giấy tờ này)
Các yêu cầu để xác minh KYC
- Đảm bảo tất cả thông tin bạn nhập trong quá trình xác minh KYC phải đồng nhất với giấy tờ tùy thân của bạn. Nếu thông tin bạn điền khác với tài liệu bạn cung cấp, yêu cầu của bạn có thể bị từ chối.
- Passport, CMND/CCCD, giấp phép lái xe,… còn hiệu lực.
- Bạn nên dùng Passport thay vì CMT/CCCD vì song ngữ Việt Anh dễ được chấp nhận hơn.
- Các giấy tờ chứng thực địa chỉ cư trú như hóa đơn điện nước, ngân hàng, mạng internet,… phải trong 3 tháng gần đây.
- Hình ảnh phải được tải lên ở định dạng tệp JPG, JPEG, PNG hoặc PDF.
- Tất cả các thông tin phải được thể hiện rõ ràng và đầy đủ.
- Tất cả ảnh chụp phải rõ ràng, không mờ, không mất thông tin, có thể cắt ảnh nhưng không được chỉnh sửa, phải rõ mặt và địa chỉ.
Bạn đã nắm rõ về KYC chưa? Hãy tìm hiểu thêm để xem mình có nên cung cấp thông tin trong thị trường này nhé!