Thuật toán đồng thuận Bằng chứng cổ phần (Proof of Stake) được giới thiệu lần đầu năm 2011 tại diễn đàn Bitcointalk để giải quyết vấn đề của thuật toán đồng thuận phổ biến nhất trước đó – Proof of Work (PoW).
Proof of stake là gì?
Proof of Stake (PoS – Bằng chứng cổ phần) là một thuật toán làm việc của Blockchain. Có thể hiểu nôm na là người dùng sẽ ký gửi (Stake)một lượng tài sản nhất định để trở thành Validator (người xác thực) của Blockchain. Các Validator này sẽ xác minh các giao dịch trên mạng lưới, gửi bằng chứng vào khối.
- Nếu đúng, các Validator sẽ được nhận thưởng là lạm phát của Blockchain, hoặc phí giao dịch thu về.
- Nếu sai, họ sẽ chịu phạt là mất đi tất cả, hoặc một lượng tài sản đã ký gửi.
Ví dụ: Blockchain Terra đòi hỏi người dùng Stake LUNA để trở thành Validator. Sau đó, họ được hưởng phí giao dịch (người dùng có thể trả bằng UST, KRT, LUNA,…).
Cách proof of stake hoạt động
Sẽ có phần thưởng để khuyến khích người dùng tham gia vào mạng lưới. Phần thưởng này có thể đến từ lạm phát token dự án (đã được phân định sẵn trong token allocation, hoặc vô hạn như Ethereum 1.0, Mina Protocol,…). Một số khác thì sử dụng phí giao dịch như Terra đã nói trên. Hiện nay, việc Staking không chỉ đơn thuần gói gọn trong Blockchain, mà nó cũng đưa vào những dự án thông thường với mục đích giảm lưu thông nguồn cung, giảm áp lực bán. Đổi lại, người dùng chấp nhận khóa token cũng sẽ nhận được phần thưởng là token dự án. Cách này hiện đang được áp dụng rất rộng rãi, nhưng đây là một con dao hai lưỡi:
- Nếu trong thời gian khóa, dự án hoạt động tốt và chứng minh được vì sao người dùng cần giữ token và không bán, thì sau chu kỳ khóa, sẽ không có áp lực bán.
- Ngược lại, nếu trong khoảng thời gian này mà vẫn không có gì thay đổi, khả năng cao họ sẽ xả hết cả token thưởng cùng với gốc, dự án sẽ bị tổn thất nặng hơn.
Ưu điểm của proof of stake
- Không đòi hỏi máy cấu hình cao.
- Đôi khi có thể Delegate (ủy quyền) cho Validator, nghĩa là người dùng gửi coin cho Validator để họ có thêm quyền vote, đổi lại người gửi cũng nhận được một phần phần thưởng mà không phải làm gì.
- Proof of Stake bảo vệ môi trường hơn, không đòi hỏi tiêu thụ nhiều điện để hoạt động như Proof of Work (Bitcoin chẳng hạn).
Nhược điểm của proof of stake
Tuy nhiên, PoS cũng tồn tại một số nhược điểm dưới đây:
- Khi ủy quyền hoặc làm Validator, thì bạn sẽ được thêm số lượng coin, nhưng sẽ bị giam vốn, hoặc đôi khi bị mất giá coin và số lượng bù vào cũng không đủ hòa vốn.
- Sẽ có trường hợp unlock cần phải đợi một khoảng thời gian, có thể là 1 tuần, hay 2 tuần,… Điều này sẽ làm bạn trở tay không kịp khi giá coin điều chỉnh. Ví dụ như khi stake FTT token trên sàn FTX nếu unlock cần tốn 2 tuần; LUNA unstake trên Terra Station tốn 15 ngày,…
- Việc khóa token này liên quan đến quản trị, do đó, ai khóa càng nhiều token thì tiếng nói của người đó sẽ có trọng lượng hơn, đó chính là lý do vì sao Validator cũng cần người dùng ủy thác token cho họ. Điều này dẫn đến trường hợp Blockchain mang tính tập trung: Một số ít người có quyền hạn quá lớn, dự án phải làm theo họ, đôi khi có những ý kiến không mang lợi ích gì cho dự án nhưng vẫn phải làm.
Lời kết
Những ưu điểm và cách thức hoạt động của Proof of Stake đã khiến nó ngày càng trở nên phổ biến. Mỗi thuật toán sẽ có ưu nhược điểm riêng nhưng hiện tại PoS đang chiếm ưu thế hơn trong việc xác nhận block mới.