Tạp chí Time đã chọn Elon Musk là nhân vật của năm 2021, trong quá khứ danh hiệu này đã từng thuộc về những cái tên như Kamala Harris, Mark Zuckerberg, Barack Obama và Jeff Bezos.
Tạp chí Time đã mô tả Elon Musk như sau:
Ông ấy là người chơi trong lĩnh vực robot và năng lượng mặt trời, tiền điện tử và khí hậu, cấy ghép máy tính-não để ngăn chặn sự đe dọa của trí tuệ nhân tạo, ông ấy xây dựng các đường hầm dưới lòng đất để di chuyển người và vận chuyển hàng hóa với tốc độ siêu nhanh.
Trong giới tiền điện tử, tên tuổi của doanh nhân sinh ra ở Nam Phi và Giám đốc điều hành Tesla đã được gắn một loạt các tiêu đề liên quan đến tiền điện tử trong năm nay, đặc biệt ông được xem như là người ủng hộ nhiệt tình của Dogecoin và là nhân vật đi đầu trong các đề xuất về vấn đề tiêu thụ năng lượng của Bitcoin.Sự xuất hiện của Musk trong không gian tiền điện tử đã tạo ra hàng loạt các biến động giá đối với Bitcoin và memecoin, đặc biệt trong quý 1 và 2 của năm nay.
Elon Musk là ai?
Elon Musk tên đầy đủ Elon Musk Reeve, là nhà đầu tư, kỹ sư, người sáng lập của SpaceX, đồng sáng lập Tesla Motors và PayPal. Ông là một trong những nhà phát minh vĩ đại của thế kỷ 21, đóng góp to lớn vào những tiến bộ công nghệ tương lai.
Elon Musk sinh ra và lớn lên tại Pretoria, Nam Phi. Đến năm 17 tuổi, ông chuyển đến Canada để theo học Đại học Queen. Hai năm sau, ông chuyển sang học tại Đại học Pennsylvania và nhận bằng cử nhân Kinh tế và bằng cử nhân Vật lý. Elon còn lấy được bằng tiến sĩ Thiết kế của Trường Đại học Nghệ Thuật và Khoa học. Và bằng tiến sĩ Kỹ thuật hàng không vũ trụ của Đại học Survey.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Elon Musk đã mang lại những đột phá khoa học vĩ đại cho nhân loại. Sau khi tạo ra PayPal, ông đã đầu tư 100 triệu USD vào công ty du lịch vũ trụ của mình. Đồng thời, ông bắt đầu chế tạo vệ tinh, phóng tàu vũ trụ cho NASA . Với những thành tựu của mình, Elon Musk là một trong những nhân vật ảnh hưởng nhất trên thế giới. Ông nằm trong danh sách 75 nhân vật ảnh hưởng nhất thế kỷ 21 của tạp chí Esquire, Top 20 CEO quyền lực nhất Hoa Kỳ dưới 40 tuổi, đứng thứ 21 trong Top 100 người quyền lực nhất thế giới năm 2016.
Musk, Bitcoin và môi trường
Có lẽ đóng góp lớn nhất của Musk cho ngành công nghiệp tiền điện tử trong năm nay chính là việc ông ấy thêm Bitcoin vào danh sách tài sản nắm giữ và những động thái của ông xoay quanh những thiệt hại mà Bitcoin gây ra đối với môi trường.
Vào tháng 2, Elon Musk đã tiếp thêm động lực cho thể chế của tiền điện tử hàng đầu, ông thể hiện sự lạc quan của mình đối với tiền điện tử, khi hãng xe ô tô điện Tesla của ông đã bất ngờ mua số Bitcoin trị giá 1,5 tỷ USD. Ngay lập tức, giá Bitcoin đã tăng lên 44.801 USD – mức kỷ lục thời điểm đó.
Vào ngày 24/3, Elon Musk đăng dòng tweet “gây bão” với nội dung: “Giờ đây, các bạn có thể mua xe Tesla bằng Bitcoin”. Gần như ngay lập tức, Bitcoin đã trở lại mốc gần 57.000 USD, qua đó chặn đứng đợt giảm giá mạnh nhất trong tháng 3.
Nhưng chỉ ba tháng sau vụ đặt cược Bitcoin khổng lồ đó, Musk đã lên Twitter để thông báo về việc thay đổi chính sách của Tesla, Musk cho biết: “Chúng tôi lo ngại về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để khai thác và giao dịch Bitcoin ngày càng tăng nhanh chóng, đặc biệt là than đá, loại nhiên liệu có lượng phát thải kém nhất so với bất kỳ loại nhiên liệu nào. Ông nói thêm rằng “Tesla sẽ không bán bất kỳ Bitcoin nào và chúng tôi dự định sử dụng nó cho các giao dịch ngay khi việc khai thác chuyển đổi sang năng lượng bền vững hơn”.
Musk đã gây ra tranh cãi lớn trên twitter về Bitcoin vào thời điểm đó, nhưng ông ấy đã đúng. Bitcoin sử dụng một lượng năng lượng khổng lồ – có thể so sánh với một số quốc gia đói năng lượng nhất thế giới.
Kể từ đó, một cuộc tranh luận mới về lượng khí thải carbon của Bitcoin đã xuất hiện, đồng thời chứng kiến việc thành lập Hội đồng khai thác Bitcoin để giám sát quá trình chuyển đổi đầy hy vọng của Bitcoin sang năng lượng tái tạo.
Musk và thị trường tiền điện tử
Lời chỉ trích của Musk đối với Bitcoin đã khiến giá tiền điện tử trở nên trầm lắng, nhưng đây không phải là lần duy nhất các dòng tweet của Musk làm thay đổi thị trường tiền điện tử.
Đầu tháng 2, một nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Blockchain cho thấy những suy nghĩ công khai của Musk về Bitcoin và Dogecoin đã gây ra mức tăng đột biến gần 20% cho cả hai loại tiền điện tử.Nghiên cứu này đặt ra một câu hỏi về tầm quan trọng của Musk – cụ thể là, liệu một người có nên nắm quyền trên thị trường không?
Vị tỷ phú này đã khởi mào cho cơn sốt meme coin, nhờ đức tin tuyệt đối của ông dành cho DOGE, mà meme vốn chỉ là một trò đùa của tiền điện tử đã loạt vào top 10 các đồng coin có vốn hóa thị trường cao nhất, song song với đó hàng loạt các meme tương tự đã ra đời nhằm tìm kiếm sự bảo trợ từ người đàn ông giàu nhất thế giới này. Có thể nói các dòng tweet của Musk liên quan đến tiền điện tử chính là chất xúc tác làm các nhà đầu từ điên đảo và tạo ra những cơn sóng lớn trên thị trường.
Elon Musk người đối lập
Khi Musk không nâng cao nhận thức về tác động của Bitcoin đối với môi trường hoặc tweet về Dogecoin, Musk đã cân nhắc đến các chủ đề lớn khác trong không gian tiền điện tử.
Vào tháng 9, Musk nói rằng chính phủ Hoa Kỳ “không nên làm gì” khi nói đến việc điều chỉnh tiền điện tử.
“Tôi nghĩ là không thể phá hủy tiền điện tử, nhưng các chính phủ có thể làm chậm lại sự phát triển của nó.”
Ông cũng nhắm vào chính phủ Trung Quốc vì cuộc đàn áp tiền điện tử.
“Tôi cho rằng tiền điện tử về cơ bản là nhằm mục đích giảm bớt quyền lực của một chính phủ tập trung. Họ không thích điều đó”, ông nói.
Mặc dù thời gian gần đây các dòng Tweet và động thái của Elon Musk không còn gây bão như thời gian trước, khi sự gia nhập của của các nhà đầu tư, tổ chức vào thị trường ngày càng đông. Đặc biệt cơn sốt meme coin dần đi qua và tạo ra một bóng mây tâm lý cho các nhà đầu tư về sự fomo, đế chế của Musk cũng đang dần mất hút trong không gian tiền số đang bắt đầu rộng lớn hơn này. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng mua Elon Musk đối với crypto là không thể phủ nhận, đây chính là ví dụ điển hình cho thực trạng “Cá lớn nuốt cá bé” trong không gian tiền điện tử. Nhưng nói một cách công bằng sở dĩ Musk có khả năng kiếm tiền từ những dòng tweet tiền điện tử của mình, chính là nhờ vào tâm lý FOMO của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, tâm lý đám đông chính là vũ khí để các cá voi săn con mồi, từ đó tạo ra một dòng lợi nhuận khổng lồ chảy vào hầu bao của mình.