Dữ liệu On-chain là những thông tin vô cùng hữu ích hỗ trợ cho quá trình đầu tư của bạn. Phân tích dữ liệu này sẽ giúp chúng ta có những quyết định chính xác hơn trong việc định giá cùng với các hoạt động mà phân tích kỹ thuật không thể làm được. Vậy rốt cuộc Dữ liệu On-chain là gì? Cách sử dụng hiệu quả dữ liệu này như thế nào sẽ được bật mí thông qua bài viết sau đây.
Dữ liệu On-chain là gì?
Dữ liệu On-chain là các dữ liệu của Blockchain. Có thể hiểu đơn giản Blockchain là tổng hợp những chuỗi khối chứa dữ liệu và gắn kết với nhau. Các dữ liệu này có thể là:
- Dữ liệu về Block (Phí gas, miner, time,…).
- Dữ liệu về Giao dịch (contract ví, số lượng token giao dịch,…).
- Hành động tương tác với Smart contract (tham gia bỏ phiếu quản trị, thêm thanh khoản,…). Vì blockchain là nền tảng phi tập trung, hoạt động dựa trên rất nhiều node. Với số lượng node khá lớn, dữ liệu không giới hạn, nên không ai có thể thao túng, sửa đổi dữ liệu trên blockchain. Chính vì vậy, dữ liệu On-chain là những dữ liệu trung thực và rõ ràng nhất.
Vì sao cần phân tích dữ liệu On-chain ?
Khi hiểu rõ bản chất dữ liệu On-chain là gì, bạn chắc hẳn biết rằng dữ liệu này không thể bị làm giả. Trong phân tích đầu tư crypto, tất cả trader không nên bỏ qua bước theo dõi dữ liệu On-chain.
Thông tin có tính chính xác cao
Bạn cần nhớ rằng trong thế giới crypto cả chart hay news đều có thể mua nhưng dữ liệu On-chain lại không thể bị mua. Nó phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của một blockchain và vô số dự án khởi chạy trên đó.
Công nghệ blockchain ra đời nhằm mục đích tối ưu, minh bach hóa quá trình lưu trữ thông tin. Dữ liệu trên blockchain đều mang tính bất biến, gần như không thể bị can thiệp điều chỉnh. Bởi mỗi blockchain luôn được vận hành bởi hàng ngàn nodes.
Dễ dàng theo dõi mọi tương tác theo thời gian thực
Dữ liệu On-chain cập nhật mọi hành vi của theo thời gian thực, tất cả hoạt động của họ trên thị trường sẽ được lưu lại liên tục. Hành vi thao túng thị trường có thể được phát hiện ngay, hỗ trợ trader đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác.
Tìm kiếm thông tin đầu tư đáng tin cậy
Quá trình phân tích dữ liệu On-chain cho phép nhà đầu tư dự đoán xu hướng giá tương đối chuẩn xác. Phần lớn thông tin trên các trang tin tức về coin đều được lấy từ kho dữ liệu On-chain.
Việc cập nhật dữ liệu On-chain thường xuyên giúp nhà đầu tư phần nào phỏng đoán trước tình huống có khả năng chuyển ra. Từ đó chủ động hơn khi đặt lệnh.
Chẳng hạn như khi hoạt động mua vào bắt giảm dần thì đây chính là dấu hiệu cho biết giá sẽ sớm điều chỉnh giảm. Vì thế lúc này bạn không nên vội mua vào mà hãy chờ giá tiếp tục xuống.
Đối với mọi nền tảng DeFi, bạn hãy tin tưởng vào dữ liệu On-chain hơn là tin tức mang tính định hướng. Quyết định đầu tư nên dựa vào hai cơ sở quan trọng dưới đây.
Nếu coin/token đang thu hút khối lượng giao dịch mua lớn, tiềm năng tăng giá của chúng sẽ cao hơn crypto khác.
Dữ liệu On-chain cho biết lực bán ra đang tăng dần có nghĩa giá coin/token chắc chắn giảm. Đây không phải thời điểm lý tưởng để mua vào.
Các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu On-chain
Đối với các phân tích On-chain mang tính vĩ mô
Công cụ này mang tới thông tin mang tính chất toàn cảnh thị trường và đó phần lớn là về Bitcoin, Ethereum và các token DeFi có vốn hoá lớn hoặc là những thông tin về lượng Stablecoin ở trên thị trường.
Một số Website có thể kể tới như là:
- The Block: Ở mục Data, anh em có thể tiếp cận được với nhiều dữ liệu như khối lượng giao dịch Spot, Future, hay lượng Bitcoin, Ethereum ra vào các sàn giao dịch. Cũng như thông tin về Stablecoin đang ở trên Blockchain nào, …
- Crypto Quant: Công cụ rất hay được sử dụng khi phân tích dữ liệu On-chain BTC hay ETH. Website cung cấp các dữ liệu từ cơ bản như BTC ra vào sàn giao dịch đến các chỉ số On-chain chuyên sâu.
- Glassnode: Cung cấp khá nhiều thông tin liên quan đến dữ liệu On-chain của BTC.
- Whalebot Alert: Channel telegram cảnh báo các hoạt động của cá voi.
- Và rất nhiều các công cụ khác có thể kể đến như Whalemap Chart, Into the Block,…
Một số cách sử dụng các công cụ trên như:
Sử dụng Crypto Quant để theo dõi Inflow Outflow của BTC hoặc ETH và chú ý tới những giao dịch lớn để xem các cá voi đang có động thái như thế nào.
Số lượng BTC ở trên các sàn giao dịch hiện tại đang cao hay thấp, nếu cao thì sẽ tạo nên áp lực bán lớn ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả.
Công cụ thông báo có bao nhiêu Stablecoin được Mint ra, nếu nhiều Stablecoin được mint hoặc ở trên các sàn giao dịch thì rất có thể đang tồn tại lượng tiền rất lớn để đẩy giá cả đi lên.
Đối với các phân tích On-chain mang tính vi mô
Đây là các công cụ phân tích On-chain được sử dụng khi cần quan sát dữ liệu ở quy mô nhỏ hơn (Ví dụ như khi cần phân tích các dữ liệu On-chain của dự án đó hay một token thuộc một hệ sinh thái,…)
Website dự án: Mặc dù là Website của dự án nhưng cần kiểm tra lại trên Explorer để xác thực lại độ chính xác.
Explorer của Blockchain: Đây là nguồn thông tin chính xác nhất. Một số Explorer có thể kể đến như Etherscan, Bscscan, Explorer Solana,…
Token Terminal: Một công cụ cung cấp rất nhiều các chỉ số On-chain liên quan đến dự án, cũng là một nguồn đáng tin cậy khi xác thực Data từ Website dự án.
Nansen: Công cụ tập trung chính vào các dữ liệu On-chain của Token trên Ethereum.
Dune Analytic: Cung cấp các thông tin On-chain rất đa dạng. Tuy nhiên đây là nền tảng gồm nhiều công cụ được đóng góp từ cộng đồng nên cũng cần xác thực lại thông tin khi sử dụng.
Cách tận dụng dữ liệu Onchain
Hãy tiến hành phân tích dữ liệu theo từng hạng mục và liên kết chúng lại.
Tổng khối lượng giao dịch / tổng giá trị bị khóa
Dữ liệu liên quan đến khối lượng giao dịch hoặc tài sản bị khóa cho phép nhà đầu tư phần nào dự đoán giá coin/token trong tương lai.
Đơn cử như hoạt động tính toán số lượng địa chỉ phí hoạt động, số lượng giao dịch liên quan đến một loại crypto nào đó, bạn sẽ dự đoán được khá nhiều điều. Trường hợp hợp khối lượng mua tăng, đương nhiên giá cũng tăng theo. Ngược lại nếu khối lượng mua giảm, giá cũng lập tức chững lại.
Xem xét ví team Dev, Investors và Miners
Hầu hết dự án crypto hiện nay đều công khai ví của đội cứu phát triển. Bạn cần theo dõi chặt chẽ xem team Dev có đang gom hay xả mã thông báo token. Tương tự như vậy bạn hãy chú ý hoạt động thu mua hãy bán số lượng lớn token ra thị trường, nhằm thao túng giá hay không.
Mạng Bitcoin và Ethereum vẫn cần phải được duy trì bởi đội ngũ thợ đào. Động thái của cộng đồng thợ đào ảnh hưởng khá lớn đến giá cả trên thị trường.
Xem xét thời gian hold coin/ token
Khi tiến hành phân tích thời gian hold coin/token, bạn có thể xác định xu hướng đầu tư trong ngắn hạn hay dài hình ảnh của vận tốc đầu tiên. Để anh hỏi thử đoán biết tâm lý thị trường, xu hướng chung của holder.
Trường hợp số lượng holder tăng lên, giá của loại coin/token đó khả năng cao sẽ tăng. Điều này cho thấy nguồn trung lưu đang ở mức thấp. Thông thường giá của loại tiền điện tử đó sẽ tăng nếu nhu cầu thông đổi, đồng thời nguồn cung vẫn giữ nguyên.
Phân tích mức độ phân bổ
Trong khi phân tích dữ liệu On-chain, bạn nên tập trung theo dõi các ví “cá voi” (nhà đầu tư nắm chữ số lượng coin/token lớn). Hoạt động của họ trong mạng lưới ảnh hưởng rất lớn đến giá cả.
Giả dụ, nhiều nhà đầu tư cá voi bắt đầu xả coin/token có nghĩa họ đang muốn kéo giá thị trường xuống để tiếp tục thu gom. Không khó để giới đầu tư cá voi thao túng thị trường crypto, chỉ với động thái bơm xả họ dễ dàng khiến thị trường dậy sóng.
Theo dõi lượng token chuyển lên sàn
Thông qua dữ liệu On-chain, không khó để bạn theo dõi lượng token bị chuyển lên hệ thống sàn tập trung Binance, Coinbase,… Đây là dấu hiệu cho biết một đợt điều chỉnh giá sắp diễn ra, khả năng cao là bán tháo.
Một số lưu ý khi phân tích dữ liệu On-chain
Phân tích On-chain thường được các nhà đầu tư dài hạn ưa dùng, thích hợp để dự phóng cho tương lai xa.
Đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm: Đây là một kiểu đánh giá khá chuyên sâu nên đòi hỏi người dùng cần phải có những kiến thức nhất định về nền tảng cũng như góc nhìn đa chiều để đánh giá và dự phóng được chính xác từ các thông tin đã thu thập.
Đối chiếu nhiều nguồn thông tin: Hiện tại trên Internet có rất nhiều công cụ cung cấp dữ liệu On-chain, sẽ có các công cụ không được chính xác. Do đó, cần so sánh và đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn để có được đánh giá chính xác nhất.
Lưu ý đối với các dữ liệu từ Website của dự án: Nhiều khi các con số dự án cung cấp cũng không hoàn toàn chuẩn xác (Do nhiều lý do điển hình như để Marketing) nên cũng cần kiểm tra lại con số đó trên trình Explorer của Blockchain nền tảng của Dapp đó.
Cập nhật thường xuyên: Do các hành vi trên thị trường là thay đổi liên tục, nên thông tin cũng cần phải được cập nhật thường xuyên để hành động một cách nhanh chóng.
Dữ liệu On-chain là một công cụ không thể thiếu cho nhà giao dịch tiền mã hóa. Nó sẽ giúp mọi người có thể đưa ra các quyết định đầu tư chính xác hơn, có lập luận cặn kẽ và thuyết phục hơn. Bạn cũng nên đầu tư kiến thức để sử dụng nó được tối ưu. Chúc các bạn đầu tư thành công.