Như CryptoleakVn đã đưa tin, CEO của sàn giao dịch Binance, Changpeng Zhao hôm qua đã phủ nhận tính khả thi trong kế hoạch hồi sinh đồng Terra của Do Kwon, đồng thời ông cũng đặt ra nghi vấn trên Twitter về tính minh bạch của khoản dự trữ Bitcoin khổng lồ trị giá 3,5 tỷ đô la bitcoin trong kho dự trữ của Terra. Trước đây, Terra đã lập ra một quỹ phòng hộ Luna Foundation Guard (LFG) sở hữu số tiền lên đến 3,5 tỷ đô la bitcoin, để bảo vệ và hỗ trợ đồng ổn định TerraUSD (UST). Tuy nhiên, rõ ràng là số tiền trên không đủ để ngăn chặn sự sụp đổ của dự án Terra, thế nhưng điều không ai biết là chuyện gì đã xảy ra với những khoản dự trữ đó và hiện chúng đang ở đâu.
Giảm đốc điều hành Binance được biết đến là một người hiếm khi bình luận hoặc chỉ trích các dự án được liệt kê trên nền tảng của mình. Tuy nhiên, trước sự cố và các giải quyết hậu quả của đội ngũ Terra đã làm ông khá bất bình. Theo đó, ông cho rằng nếu so sánh với cách mà Axie Infinity đã làm để bảo vệ người dùng sau vụ hack hơn 600 triệu đô. Thì Do Kwon và các cộng sự của mình đang thiếu trách nhiệm đối với cộng động, đặc biết là sự minh bạch trong các giao dịch Bitcoin giữa các quỹ dự trữ và bên thứ 3. Những nghi ngờ của CZ đã thu hút sự chú ý không hề nhỏ trong cộng đồng crypto.
Luke Martin, một thành viên tích cực của cộng đồng tiền điện tử trên Twitter, đã giải đáp nghi ngờ này bằng trích dẫn của Elliptic, một công ty phân tích tiền điện tử, đã viết rằng 80.000 BTC trong Quỹ của Terra đã chuyển tiền đến hai địa điểm, trong đó 52.000 BTC trong lượt đầu tiên đã được chuyển đến Gemini, 28.000 coin khác được gửi đến Binance.
Tính đến thời điểm báo chí, Terra chưa công bố bất kỳ thông tin nào về nơi lưu giữ Bitcoin của mình nhưng CEO Do Kwon trước đó đã tuyên bố rằng chuyển động của Bitcoin của hệ sinh thái sẽ sớm được công khai. Mặc dù không chắc chắn khi nào Terra sẽ phát hành tài liệu đó, Tom Robinson, nhà đồng sáng lập và nhà khoa học chính của Elliptic, cho biết công ty của anh hiện đang theo dõi số tiền trên.
Robinson cho biết khi giá trị của UST bắt đầu giảm vào đầu tuần trước, LFG đã thông báo rằng họ sẽ bắt đầu xử lý lượng dự trữ bitcoin của mình và mua UST. Vào sáng ngày 9 tháng 5, LFG đã thông báo rằng họ sẽ “cho các công ty giao dịch OTC vay số BTC trị giá 750 triệu đô la để giúp bảo vệ chốt UST”. Vị CEO của Terra, Do Kwon sau đó đã làm rõ rằng bitcoin sẽ được mang ra sử dụng.
Vào khoảng thời gian đó, 22.189 BTC (trị giá khoảng 750 triệu đô) đã được gửi từ một địa chỉ Bitcoin được liên kết với LFG, đến một địa chỉ mới. Cuối buổi tối hôm đó, thêm 30.000 BTC (trị giá khoảng 930 triệu đô la) đã được gửi từ các ví LFG khác, đến cùng địa chỉ này.
Trong vòng vài giờ, toàn bộ 52.189 BTC này đã được chuyển đến một tài khoản duy nhất tại sàn giao dịch tiền điện tử Gemini của Hoa Kỳ, theo Elliptic.
Mục đích của việc sở hữu lượng lơn Bitcoin chính là để neo giá UST ở mức 1 đô la, đây có thể là lý do khiến nó được gửi đến các sàn giao dịch. Tuy nhiên, không ai biết số Bitcoin này đã được bán để dùng vào việc gì nếu chỉ thông qua nghiên cứu Blockchain? Liệu nó được bán để đẩy giá UST hay nhằm mục đích khác, điều này chỉ có đội ngũ Terra nắm rõ.
Điều này còn lại 28.205 BTC trong kho dự trữ của Terra. Vào lúc 1 giờ sáng theo giờ UTC vào ngày 10 tháng 5, những khoản dự trữ còn lại đó đã được chuyển toàn bộ, trong một giao dịch duy nhất, sang một tài khoản tại sàn giao dịch tiền điện tử Binance. Một lần nữa, không thể xác định liệu những tài sản này đã được bán hay sau đó được chuyển sang các ví khác, Robinson nói.
Tương lai tiền số sẽ đi về đâu sau thảm hoạ của LUNA?
Việc một đồng tiền từng cáng mốc 120 USD, giờ đây lại sụt cả triệu lận xuống mức 0,0001 USD, không chỉ làm đình trệ hoạt động của hệ sinh thái Terra mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của tiền số. Theo trang Indian Express bình luận: “Cú sập của Luna – một token từng đứng trong danh sách 20 tiền số lớn nhất thế giới về mặt vốn hóa – khiến nhiều người mất trắng tài sản sau một đêm, có thể sẽ rút cạn niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường tiền điện tử trong ngắn hạn”.
Bên cạnh đó, sự cố hy hữu của UST còn dấy lên một lo ngại về sự vào cuộc ngày càng gắt gao của cơ quan pháp lý đối với Stablecoin và nền công nghiệp Crypto.
Theo Protocol, sau sự cố của Luna, các cơ quan quản lý trên toàn cầu được dự đoán sẽ ngày càng thắt chặt các dự án tiền số bằng những quy định nghiêm khắc hơn nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người tham gia thị trường.
“Bài học từ UST nhất định sẽ thúc đẩy sự điều chỉnh tiền điện tử, đặc biệt là stablecoin”, Thượng nghị sĩ Mỹ Pat Toomey nói trong một cuộc họp báo hôm 11/5. “Đây là những khoản đầu tư đôi khi mang lại lợi nhuận lớn, nhưng nguy cơ về 0 cũng rất cao. Vì vậy, nhà đầu tư phải luôn đảm bảo rằng họ hiểu những gì đang làm”.
Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), kêu gọi Quốc hội nước này cần đưa ra quy định xung quanh các loại tài sản tiền điện tử. Ông từng ví stablecoin như chip poker được sử dụng tại các sòng bạc thay cho tiền mặt.
Dù vậy, có ý kiến cho rằng khủng hoảng UST có khả năng sẽ mang lại “nhiều luồng gió hơn cho cánh buồm” để thúc đẩy một loại tiền tệ kỹ thuật số do ngân hàng trung ương. “Stablecoin đã chứng tỏ nhu cầu thực sự của thị trường”, Alex Johnson, phụ trách Fintech Takes của Protocol, nhận định.
Đọc thêm:>>> LUNA tăng 2000% sau thông báo tái thiết của Do Kwon
Source: Ian Allison – CoinDesk