Nhờ vào các ứng dụng tuyệt vời của các công cụ phái sinh, thị trường phái sinh là phần không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực tài chính nào. Derivatives đã có một vai trò rất quan trọng trong thị trường DeFi những năm gần đây. Vậy Derivatives (Phái sinh phi tập trung) là gì?
Phái sinh phi tập trung là gì?
Giao dịch phái sinh là một hợp đồng tài chính dựa trên suy đoán về giá trị của tài sản cơ sở trong tương lai. Sự khác biệt giữa giá trị hiện tại và tương lai của tài sản là những yếu tố mang đến cơ hội thanh khoản (liquidity), khả năng phòng hộ (hedging) và chênh lệch giá cho thị trường, đồng nghĩa với việc chúng ta vừa có cơ hội thu được khoản lợi nhuận hấp dẫn lẫn rủi ro tổn thất tài sản tiềm ẩn.
Xem thêm >>> Các ứng dụng của DeFi
Tổng quan về thị trường phái sinh crypto (Crypto Derivatives)
Năm 2017, LedgerX là sàn đầu tiên được cấp phép giao dịch phái sinh Bitcoin. Sản phẩm phái sinh Bitcoin của sàn này là Hợp đồng hoán đổi (Swap) và Hợp đồng quyền chọn (Option). Chỉ những nhà đầu tư được uỷ nhiệm, và nhà đầu tư tổ chức mới được phép giao dịch phái sinh Bitcoin trên LedgerX.
Hợp đồng tương lai Bitcoin lần đầu tiên được ra mắt bởi Chicago Mercantile Exchange (CME) và Chicago Board Options Exchange (CBOE) vào tháng 12/2017. CME là sàn giao dịch phái sinh lớn nhất thế giới, nắm giữ 20% khối lượng giao dịch phái sinh toàn cầu. Nếu hứng thú, các nhà đầu tư cá nhân có thể giao dịch Hợp đồng tương lai Bitcoin trên CME thông qua các nhà cung cấp hoặc môi giới.
Từ 07:00 ngày 23/09, giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin vật lý của Bakkt đã được triển khai. Bakkt được hậu thuẫn bởi Intercontinental Exchange (ICE). Đây là Exchange Group lớn thứ 3 thế giới, xếp sau CME và Hong Kong Exchange.
Ngày 1/7/2019, có 6 sàn giao dịch crypto thuần cung cấp sản phẩm phái sinh crypto.
Đến ngày 1/10/2019, con số này là 17 sàn – tăng gần gấp 3 lần chỉ trong vòng 3 tháng.
Có thể nói, giao dịch phái sinh crypto và thị trường phái sinh crypto đang dần trở thành xu hướng trong cộng đồng Bitcoin & Altcoin và cả tài chính truyền thống.
Sản phẩm phổ biến trên thị trường phái sinh là gì?
Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract)
Là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ở hiện tại.
Ví dụ: Bạn giao kèo với khách mua xe vào hôm nay với giá 25 triệu, 1 tháng nữa sẽ thanh toán và giao xe. Một tháng sau bạn sẽ phải giao xe với giá 25 triệu dù giá xe trên thị trường có tăng lên 28 triệu hay thấp hơn.
Hợp đồng tương lai (Future Contract)
Là một hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước.
Tháng này, bạn kí hợp đồng tương lai với bên B sau 6 tháng nữa sẽ mua hàng với giá 10 triệu, bên B sau 6 tháng phải bán cho bạn hàng với giá 10 triệu, dù lúc đó hàng trên thị trường có tăng hay giảm đi chăng nữa.
Hợp đồng quyền chọn (Option)
Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước.
Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.
Ví dụ bây giờ giá xăng là 20 nghìn đồng /lít. Bạn dự đoán rằng 6 tháng tới giá xăng sẽ thay đổi rất mạnh. Tuy nhiên, nếu mua ngay bây giờ, bạn sẽ phải chịu rủi ro giá xăng giảm.
Vì vậy, bạn sẽ mua hợp đồng quyền chọn với giá 2 nghìn đồng. Đến thời điểm đáo hạn là 6 tháng sau, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Giá xăng tăng lên 30 nghìn đồng /lít. Lúc này, bạn sẽ có quyền mua xăng với giá nghìn đồng /lít. Nếu chọn mua, tổng chi phí bạn phải bỏ ra là (2 nghìn +20 nghìn)= 22 nghìn cho 1 lít xăng đang có giá 30 nghìn.
Nếu giá xăng giảm còn 15 nghìn, bạn vẫn có quyền mua xăng với giá 20 nghìn/lít. Tất nhiên, chúng ta sẽ mua giá như vậy. Lúc đó, bạn chỉ mất 2 nghìn cho hợp đồng quyền chọn mà thôi. Tránh được rủi ro biến động giá.
Hợp đồng hoán đổi (Swap)
Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai.
Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.
Ngày 1/7, công ty A ở Việt Nam dự kiến mua 100 thùng dầu trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 với mức giá $100/thùng.
Để giữ mức giá cố định, công ty A tham gia hợp đồng hoán đổi kỳ hạn 6 tháng trả theo chênh lệch giữa giá 100USD và giá dầu. Mục đích là chốt giá mua dầu cố định và giảm rủi ro giá cả leo thang.
Với hợp đồng hoán đổi, công ty A vẫn mua dầu với giá thị trường ($120 hay $90,…). Tuy nhiên, công ty sẽ nhận phần chênh lệch nếu giá cao hơn $100 và mất đi phần chênh lệch nếu giá thấp hơn $100/thùng.
Số tiền nhận từ chênh lệch giúp cho công ty A luôn cân bằng chi phí là $100/thùng dầu, dù cho giá thị trường có cao hơn hay thấp hơn mức giá này.
Phân loại theo cơ chế hoạt động trong phái sinh phi tập trung
Hiện tại các sản phẩm phái sinh phi tập trung được chia theo cơ chế hoạt động, có hai cơ chế phổ biến là AMM và Order-book.
Order-book
Đây là cơ chế quen thuộc đối với ai đã sử dụng các công cụ phái sinh trên sàn tập trung như Binance, Okex. Order book là một hệ thống dữ liệu liệt kê danh sách tất cả sellers và buyers cũng như mức giá mua vào bán ra của các sellers/buyers này. Cơ chế này cho phép giao dịch chỉ khớp lệnh khi mức giá bán thấp nhất khớp với mức giá mua cao nhất.
Ưu điểm của cơ chế này là giúp chủ động được thời điểm và mức giá ra vào lệnh bằng cách đặt trước mức giá mong muốn và đợi lệnh được khớp trên order book.
Ngoài ra, dựa vào sổ lệnh được hiển thị, chúng ta có thể nhận biết được một số dấu hiệu về price action nhờ vào khối lượng giao dịch để có thể có những hành động kịp thời trong giao dịch. Tuy nhiên, cơ chế này cần phải có một lượng thanh khoản tương đối để giao dịch được khớp lệnh hoàn toàn.
AMM
Đây là cơ chế cung cấp thanh khoản tự động, cơ chế này sở hữu giao thức trao đổi dựa trên các công thức toán học để định giá tài sản chứ không phải một sổ lệnh như giao dịch trên các sàn tập trung. Thay vì việc trade giữa sellers-buyers như ở cơ chế order-book thì sẽ trade trong một hồ chứa token mà chúng ta muốn trade – gọi là liquidity pool (Hồ thanh khoản).
Cơ chế này hoạt động nhờ vào 2 nhân tố quan trọng nhất là hồ thanh khoản (liquidity pool) và nhà cung cấp thanh khoản (liquidity providers). Hồ thanh khoản cung cấp token cho người dùng, và nhà cung cấp thanh khoản là người cung cấp các cặp token trong liquidity pool để nhận lại phần thưởng từ phí giao dịch của các traders giao dịch cặp token có trong liquidity pool.
So sánh thị trường Crypto Spot và Crypto Derivatives
Theo Báo cáo của Coingecko:
Khối lượng giao dịch trên thị trường giao ngay (Spot Market):
- Volume 24 giờ: $55 tỷ
- Số lượng sàn giao dịch: 370 sàn
- Volume trung bình: $0,15 tỷ/sàn
Khối lượng giao dịch trên thị trường phái sinh (Crypto Derivative Market):
- Volume 24 giờ: $7,5
- Số lượng sàn giao dịch: 17 sàn
- Volume trung bình: $0,44 tỷ/sàn
Các dự án nổi bật trong thị trường phái sinh phi tập trung
Category | dYdX | Perpetual Protocol | MCDEX | Futureswap |
Dex type | Orderbook | AMM | AMM | AMM |
Base Layer | ETH/Starkware’s Validium zk Rollup | xDAI | BSC, Arbitrum | ETH |
Pricing(if not orderbook) | – | Concentrated | Concentrated Liquidity | Concentrated Liquidity |
Market Deployment | Governance | Governance | Permissionless | Governance |
Leverage | 10x | 10x | 15x | 26x |
Tại sao lựa chọn giao dịch phái sinh?
Đòn bẩy giúp phái sinh, hay các hợp đồng tương lai trở nên thu hút nhà đầu tư. Với phán đoán đúng, sử dụng hợp lý, nhà đầu tư có thể làm giàu với Derivative market.
Ngoài ra, công cụ phái sinh được sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro. Cụ thể là khi nhà đầu tư muốn tự bảo vệ mình khỏi biến động giá.
Một cách khác để tận dụng giao dịch phái sinh là đầu cơ, khi trader dự đoán giá crypto sẽ thay đổi như thế nào.
Cảnh báo khi giao dịch phái sinh crypto
Crypto derivatives và derivatives nói chung đều có những yêu cầu và rủi ro nhất định cho người chơi.
Phái sinh là “món” không dành cho những tay mơ. Hãy đảm bảo rằng bạn đã có đủ kiến thức và tâm lý vững với phái sinh.
Một trong những rủi ro lớn khi đánh phái sinh chính là bị thanh lý vị thế. Do đó, dù là đầu cơ giá hay phòng hộ, NĐT nên chọn loại hợp đồng hợp với nguồn vốn.
Bên cạnh đó, một nguy cơ khác đến từ nền tảng giao dịch phái sinh. Bạn cần lựa chọn nền tảng uy tín, an toàn. Nếu không, nguy cơ bị mất trắng tài khoản là rất cao.
Và cuối cùng, phái sinh là công cụ đầu cơ “high risk, high return”. Do đó, bạn phải xác định tâm lý thua lỗ và mất tiền ngay từ đầu.