Tài chính phi tập trung ( DeFi hoặc tài chính mở ) đã nổi lên như một trong những lĩnh vực thú vị nhất trong không gian blockchain. Thuật ngữ DeFi chủ yếu đề cập đến cơ sở hạ tầng tài chính mở được xây dựng trên nền tảng hợp đồng thông minh công khai như blockchain Ethereum.
Defi không dựa vào các khâu trung gian hoặc bên thứ ba. Thay vào đó, nó dựa trên các ứng dụng phi tập trung (DApps) và các giao thức mở. Trong lĩnh vực tài chính mở, các thỏa thuận được thực thi thông qua hợp đồng thông minh, các giao dịch được thực hiện theo cách xác định và an toàn, đồng thời các thay đổi được thêm vào các khối thông tin trên blockchain công khai. Thông qua kiến trúc tài chính mở, các tổ chức có thể tạo ra các hệ thống tài chính bất biến và có khả năng tương tác cao, tính minh bạch chưa từng có và quyền tiếp cận bình đẳng.
DeFi Lending là gì?
DeFi Lending là các sản phẩm đóng vai trò như các ngân hàng truyền thống, cho phép người dùng được vay tiền hoặc gửi tiền với một mức lãi suất nào đó. Nhưng khác với các ngân hàng truyền thống hoạt động tập trung, thì DeFi Lending hoạt động phi tập trung và dựa trên một mạng lưới peer-to-peer không có sự can thiệp của một bên trung gian. Các giao dịch được lưu trữ và chấp nhận sẽ phụ thuộc vào sự đồng thuận của toàn mạng.
Trong số tất cả các loại DApps hiện đang có trên không gian DeFi thì các ứng dụng về DeFi Lending đang có tỷ lệ tăng trưởng cao. Theo công ty nghiên cứu tiền điện tử Messari, hiện DeFi Lending đang dẫn đầu về ROI (return of investment), theo sau đó là các Decentralized Exchanges (DEX) và DeFi Payments.
DeFi Lending có gì khác với các nền tảng truyền thống?
Do đa phần các DeFi Lending được xây dựng trên công nghệ blockchain nên nó được thừa hưởng những ưu điểm của công nghệ này, những điều mà các nền tảng truyền thống không có:
- Tính minh bạch: Thay vì một hệ thống xác thực tập trung thì các DeFi sẽ hoạt động phi tập trung, smart contract sẽ làm nhiệm vụ xử lý các giao dịch vay và gửi rồi lưu trữ lên blockchain để tất cả mọi người có thể xác minh.
- Dễ dàng truy cập tài sản: Vì không còn trung gian nên các nền tảng DeFi Lending cho phép thực hiện vay và cho vay ngang hàng, tức là tài sản sẽ được chuyển trực tiếp giữa người cho vay và người đi vay, cung cấp khả năng truy cập vào tài sản dễ dàng hơn cho người dùng.
- Tốc độ nhanh hơn, tiện ích và tính linh hoạt: Để vay hoặc gửi tiền, bạn chỉ cần tạo một tài khoản trên nền tảng DeFi Lending, có một Ví tiền điện tử và sau đó thực hiện trao đổi tương tác với smart contract là xong. Tất cả các điều này bạn có thể thực hiện trên điện thoại di động và chỉ mất vài phút. Thay vì bạn cần ra ngân hàng và làm các thủ tục sau đó đợi ngày hồ sơ tạo tài khoản được kích hoạt thì bạn mới thực hiện được các công việc trên hệ thống của ngân hàng.
- Hiệu suất giá vượt trội: Khả năng DeFi sẽ nhanh chóng thu hút được nhiều người dùng hơn, do dễ tiếp cận, cơ hội kinh doanh ăn chênh lệch giá và sự minh bạch trong việc công khai tài chính sẽ thúc đẩy hiệu suất giá .
- Không bị kiểm duyệt và bất biến: Decentralized đảm bảo sẽ không có một sự ưu tiên nào và khi đó quyền bình đẳng thông tin sẽ được duy trì, với việc các giao dịch được lưu trữ trên blockchain sẽ không thể sửa đổi được.
Những lợi ích mà DeFi Lending mang lại cho người dùng
Ngoài việc tạo thu nhập thông thường từ việc cho vay tài sản kỹ thuật số thì DeFi Lending cũng mang lại những lợi ích tuyệt vời cho cả người cho vay và người đi vay.
- Margin Trading : Một người dùng có thể mua một tài sản và sau đó trao đổi trực tiếp nó trên một sàn giao dịch khác để lấy các loại tiền điện tử khác. Do đó, ta có thể vay và giao dịch trên cùng một nền tảng, làm giảm chi phí qua các bước trung gian.
- Kiếm thêm thu nhập từ đầu tư dài hạn: Thay vì để tài sản kỹ thuật số của mình nhàn rỗi và chưa có ý định dùng đến trong thời gian ngắn. Người dùng có thể thực hiện một hợp đồng cho vay dài hạn trên các nền tảng DeFi Lending và kiếm thêm một khoản tiền lãi từ lãi suất cho vay.
- Phí chênh lệch giữa DEX và CEX: Người dùng có thể vay được với tỉ lệ thấp hơn trên các DeFi Lending, sau đó lên các sàn CEX bán để lấy tiền điện tử và sau đó cho vay trên DeFi Lending để kiếm một khoản phí chênh lệch. Vì lãi suất vay và gửi giữa các DeFi Lending rất khác nhau nên cũng có nhiều cơ hội thu được phí chênh lệch giá này.
So sánh các giao thức DeFi Lending phổ biến hiện nay
Compound
- Blockchain khởi chạy: Ethereum
- Sáng lập: Robert Leshner
- Total Value Locked : $1.745 tỷ tại thời điểm viết bài
- Tài sản hỗ trợ: Compound hỗ trợ 8 loại token ERC-20: ETH, DAI, SAI, USDT, REP, WBTC, BAT và ZRX
Trong đó số lượng token được lưu trữ nhiều nhất là DAI tổng cộng $1,022 tỷ với lãi suất gửi và vay lần lượt là 3.02% – 4.04%, theo sau là ETH với tổng dự trữ $379,8 triệu với lãi suất gửi và vay là 0.14% – 2.62%.
- Tài sản thế chấp tối thiểu: 133%
- Nhà đầu tư: Với nhiều nhà đầu tư hàng đầu như Polychain Capital, Andreessen Horowitz, Coinbase và Bain Capital.
- Tóm tắt về nền tảng
- Ra mắt đầu tiên vào tháng 9 năm 2018 và mainnet đã nâng cấp lên phiên bản thứ hai vào năm 2019.
- Người cho vay sẽ đưa tài sản của họ vào một pool cho vay gọi là Compound liquidity pool và người đi vay sẽ vay ở pool này. Pool này thì là một loạt các smart contracts liên kết người vay với những tài sản có sẵn trong pool. Khi tài sản được gửi vào thì thuật toán sẽ mã hóa và khóa tài sản đó lại sau đó tạo ra một loại cToken . Token này đại diện cho tài sản được di chuyển vào hoặc ra pool, do đó cho phép các tài sản thực tế rút, gửi và giao dịch hoặc sử dụng cho ứng dụng khác.
- Sử dụng thuật toán Compound các smart contracts sẽ tự động xác định lãi suất và xáo trộn chúng dựa trên tỷ lệ cung cầu của từng loại tài sản. cToken được tạo ra tự động để giữ lãi suất cho người gửi tiền theo thời gian. Bạn có thể đổi cToken của mình để lấy lại tài sản đã gửi vào pool. Hệ số hoặc tỷ lệ tài sản thế chấp cho mỗi tài sản có thể khác nhau. Giới hạn thế chấp được xác định bởi contract Comptroller nó sẽ tính toán ra lượng tài sản mà tài khoản của bạn có thể thanh khoản được với giá trị tính bằng ETH.
- Khi số tiền vay vượt quá mức giới hạn vay, vị thế của bạn sẽ bị thanh lý. Compound cho phép người dùng khác có thể trả tối đa 50% khoản nợ này để nhận được tài sản thế chấp với mức chiết khấu 5%, mức tỷ lệ khuyến khích này có thể sẽ thay đổi theo thời gian. Thay vì trả lãi thường xuyên cho khoản vay bạn cũng có thể trả tất cả cùng một lúc. Để giải quyết các tình huống như tất cả những người cho vay cùng đồng loạt rút tiền, Compound sử dụng mô hình tỷ giá, tỷ lệ sử dụng tăng khi người đi vay tăng.
- Các đặc điểm khác:
- Compound không yêu cầu xác minh ID hoặc KYC vì vậy ai cũng có thể cho vay và mượn tài sản tiền điện tử từ bất kỳ đâu miễn là bạn có tài sản thế chấp tương ứng.
- Lãi suất tăng lên mỗi khi Ethereum mines được một block, do đó người cho vay nhận được lãi khoảng 15 giây một lần.
- Compound protocol dự trữ 10% lãi suất được trả trong khi phần còn lại chuyển cho người vay.
- Vào tháng 6/2020 Compound ra mắt token COMP nó cung cấp cho chủ sở hữu token có quyền biểu quyết đối với những thứ như nâng cấp protocol, bổ sung tài sản mới để borrowing/lending, khả năng biểu quyết trong tương lai để phân phối hoặc mua lại token.
Maker
- Blockchain khởi chạy: Ethereum
- Người sáng lập: Rune Christensen
- Tổng giá trị bị khóa: $1.43 tỷ
- Tài sản hỗ trợ: Maker thì khác với Compound vì nó chỉ cho phép vay bằng DAI token. Đối với tài sản thế chấp thì hiện tại nó cho phép ETH và BAT, còn đối với Augur (REP), OmiseGo (OMG), Golem (GNT), DigixDAO (DGD) và Ox (ZRX) thì đang được xem xét.
- Tài sản thế chấp tối thiểu: 150%
- Nhà đầu tư: Một số nhà đầu tư như Andreessen Horowitz, Dragonfly, Paradigm,…
- Tóm tắt nền tảng:
- Nền tảng cho vay Maker hiện chủ yếu cung cấp các khoản vay dưới dạng DAI token. Tỷ lệ của stablecoin này so với USD là 1: 1. Tuy nhiên thay vì USD thì Maker chỉ cho phép ETH và BAT làm tài sản thế chấp.
- Tài sản thế chấp của người dùng sẽ được khóa vào một core smart contract gọi là CDP(Collateralized Debt Position) để nhận lại DAI. Việc thế chấp này làm giảm nguy cơ rủi ro của hệ thống, tỷ lệ tài sản thế chấp được cố định ở mức 1.5 : 1 thay vì 1 : 1.
- Một số đặc điểm khác
- Quản trị: Đây là các chức năng dùng để bỏ phiếu và thực hiện các chính sách khác nhau trong mạng Maker như ổn định phí, tỷ lệ tài sản thế chấp,…
- Tái cấp vốn: Là một biện pháp an toàn dự phòng khi tổng tài sản thế chấp bị khóa trong CDP không đủ để trang trải DAI đang có, lúc này hệ thống Maker sẽ đút ra MKR và bán nó để huy động vốn bù đắp thâm hụt. Điều này hoạt động để giữ giá trị của DAI luôn ổn định.
- Không giống như các nền tảng khác là người đi vay sẽ không đặt trực tiếp tài sản của họ vào liquidity pool. Mà thay vào đó họ phải thế chấp tài sản của họ vào CDP để được vay. Điều này cũng có nghĩa là những người mua DAI có thể được coi là những người đang cho vay theo nghĩa gián tiếp.
Aave
- Blockchain khởi chạy: Ethereum
- Người sáng lập: Stani Kulechov
- Tổng giá trị bị khóa: $1.7 tỷ
- Tài sản hỗ trợ: Aave hỗ trợ 19 coin, 18 trong số đó có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp. Bao gồm ETH, DAI, USDC, WBTC, REP, ZRX, BUSD, TUSD và MANA
- Tài sản thế chấp tối thiểu: 133%
- Nhà đầu tư: Một vài nhà đầu tư bao gồm Framework Ventures, Three Arrows Capital, Carnaby Capital, SVK Crypto, YouBi Capital, v. v
- Tóm tắt nền tảng:
- Từ khi Aave đổi thương hiệu từ ETHLend sang Aave nó đã chuyển chiến lược của mình từ DeFi P2P lending sang chiến lược liquidity pool-based giống như các nền tảng DeFi crypto lending khác. Đây là một DeFi lending protocol mã nguồn mở, kể từ khi mainnet đi vào hoạt động vào đầu năm 2020 thì nó đã nhận được sự chú ý rất lớn đến từ các nhà đầu tư cũng như người dùng.
- Người cho vay có thể gửi các loại token mà Aave có hỗ trợ vào một cái pool và nhận lại một lượng aTokens tương đương (1:1) điều này thì tương tự như cTokens của Compound. Khi nắm giữ aTokens này sẽ tự động tạo ra một khoản phí lãi suất cộng dồn vào lượng token ban đầu. Vì thuật toán Aave điều chỉnh lãi suất theo mô hình cung cầu nên nắm giữ càng nhiều aTokens hơn sẽ thu được lãi cao hơn. Aave cho phép khoản lãi này được lưu trực tiếp trong Ví kết nối hoặc cũng có thể chuyển đến một địa chỉ riêng biệt khác.
- Token gốc của Aave gọi là LEND được sử dụng để trả lãi, giảm phí, cấp quyền quản lý và quyền biểu quyết cho chủ sở hữu. Token sẽ bị đốt khi các khoản phí được thanh toán do đó làm tăng giá trị của nó lên.
- Sau khi thế chấp tài sản thì người vay có thể lấy ra bất kỳ một loại token nào mà Aave hỗ trợ với mức tỷ lệ thế chấp tương ứng. Nó cho phép người vay chọn cách tham gia vay với một lãi suất ổn định hoặc lãi suất dao động. Dự trữ thanh khoản thì được duy trì để đảm bảo người dùng có thể rút tiền bất cứ khi nào. Nhưng Aave cũng cung cấp một kiểu cho vay không cần thế chấp có tên gọi là vay nhanh (Flash Loan).
- Đặc điểm khác
- Flash Loan: Aave cho phép người vay mà không cần thế chấp bất kỳ tài sản nào nhưng trong một khoảng thời gian giới hạn. Nếu khoản vay không được hoàn trả trong khoảng thời gian hoặc khóa thời gian giới hạn thì nó sẽ tự động được đảo ngược. Việc hòan trả khoản vay phải trả một khoản phi rất nhỏ là 0.09% khoản vay. Các khoản Flash loans thì được thiết kế đặc biệt cho các nhà phát triễn và những người có thể cần nó để thanh toán cho các hoạt động chênh lệch giá, tái cấp vốn và thanh lý tài sản.
- Chuyển đổi tỷ lệ: Là một tính năng độc đáo khác của Aave cho phép người vay chuyển đổi giữa lãi suất ổn định và lãi suất dao động.
dYdX
- Blockchain khởi chạy: Ethereum
- Người sáng lập : Antonio Juliano. Cũng là founder của Weipoint và đã từng làm kỹ sư phần mềm tại Coinbase và Uber.
- Tổng giá trị bị khóa: $40.9 triệu
- Tài sản hỗ trợ: Hiện tại đang hỗ trợ DAI, ETH và USDC với dự định sẽ nhiều coin khác trong tương lai
- Tài sản thế chấp tối thiểu: 115%
- Nhà đầu tư: Một vài nhà đầu tư bao gồm Coinbase, Polychain Capital, Dragonfly Capital, Craft Ventures, Vy Capital, v.v
- Tóm tắt nền tảng:
- Hướng đến những người dùng đã có kinh nghiệm, dYdX là một nền tảng DeFi crypto lending dựa trên giao thức mã nguồn mở. Ngoài các dịch vụ gửi và cho vay thông thường thì dYdX còn cung cấp các công cụ tài chính như quyền chọn, giao dịch đòn bẩy và phái sinh.
- Giống như Compound thì dYdX cũng sử dụng mô hình pool lending trong đó tài sản của người vay được đưa vào liquidity pool thông qua smart contract và có thể rút ra bất cứ lúc nào. Lãi suất vay điều chỉnh theo cung và cầu của từng loại tài sản. Khoản lãi này sẽ được cộng dồn và dự trữ 15% tổng số tiền lãi kiếm được vào quỹ bảo hiểm để làm dự phòng phần còn lại sẽ được trả cho người cho vay.
- Các khoản vay có thế chấp là 125% giá trị cho vay, nhưng nếu tỷ lệ thế chấp giảm xuống 115% hệ thống sẽ tự động thanh lý các tài sản thế chấp điều này đảm bảo tài sản được hoàn trả đầy đủ cho người cho vay. Tỷ lệ thanh lý là 5% sẽ được tính vào cho người đi vay coi như là một khoản phí thanh toán khoản vay.
- dYdX thì không có token riêng, dó đó nó sẽ tương tự như một nền tảng DeFi P2P lending, nhưng lại không phải là dịch vụ peer-to-peer bởi vì nó cũng có pool.
- Để tạo thuận lợi cho các giao, dYdX cung cấp off-chain cho các lệnh đã đặt sẵn trong khi các nhà giao dịch thì settled on-chain. Nó cũng cung cấp giao dịch đòn bẩy chéo. Nền tảng đang tính phí giao dịch 0.15% – 0.5% đối với các takers và không tính phí với các makers.
- dYdX cho phép các nhà giao dịch thực hiện các short positions với đòn bẩy lên đến 4 lần và 5 lần đối với positions long. Các giao dịch đòn bẩy có thể mở trong tối đa là 28 ngày sau đó các vị thế sẽ tự động bị đóng với phí hết hạn là 1%.
Nuo Network
- Blockchain khởi chạy: Ethereum
- Người sáng lập: Varun Despande, Ratnesh Ray, Siddharth Verma
- Tổng giá trị bị khóa: $3.3 triệu
- Tài sản hỗ trợ: nó đang hỗ trợ ETH, SAI, DAI, MKR, KNC, ZRX, REP, WBTC, BAT, USDC, TUSD, và LINK
- Tài sản thế chấp bị tối thiểu: 150%
- Investors: Một vài nhà đầu tư như Dragonfly Capital, ConsenSys Tachyon, Consensys Labs, v.v
- Tóm tắt nền tảng:
- Nuo Network là một ứng dụng tài chính phi tập trung (defi) cung cấp một nền tảng kết nối người cho vay và người vay bằng hợp đồng thông minh.
- Giống như dYdX thì Nuo Network cũng có một pool lending, ở đó những người cho vay gửi tài sản của họ vào làm tài sản thế chấp để nhận về lãi suất. Lãi suất này là một tỷ lệ phần trăm của phí vay được trả hàng ngày bởi người đi vay.
- Nền tảng thì cho phép khoản vay lên đến 70% tài sản thế chấp. Phụ thuộc vào tình trạng dự trữ nợ mà giao thức sẽ điều chỉnh lãi suất dao động từ 0.1% – 7% tùy thuộc vào từng loại tài sản.
- Nó thì không có token riêng, hiện nó cũng không tính phí hệ thống, những người dùng phải trả phí giao dịch.
- Đặc điểm khác:
- Nền tảng đã bổ sung thêm cho thiết bị di động và tương thích Wyre ( meta transactions ) để chuyển đổi fiat sang ETH hoặc DAI.
- Nuo có vẻ sẽ thân thiện với những người dùng truyền thống khi nó cũng cấp tài khoản dựa trên email và password.
- Phí thanh lý 2% của Nuo thấp hơn so với những nền tảng DeFi crypto lending protocols khác.
Kết luận
Theo MarketWatch thì thị trường crypto lending có thể đạt 8 nghìn tỷ đô la trong vòng 2 năm tới. Và cũng theo dữ liệu của Defipulse cho thấy những DApps lending chiếm thị phần lớn nhất trong các nền tảng về DeFi.
Không có gì ngạc nhiên khi tốc độ tăng trưởng lending đang cho thấy xu hướng tăng trưởng ngay cả với thời buổi bệnh dịch như hiện nay. Nhờ có lãi suất cao hơn các nền tảng truyền thống nên các nền tảng crypto lending đang được một sự chú ý tích cực từ các nhà đầu tư.
Source: ivanontech ACADEMY