Khái niệm blockchain đã không còn quá xa lạ với những ai quan tâm đến công nghệ cũng như có tìm hiểu về thị trường crypto, và blockchain hiện được xem như một “siêu công nghệ” với vô vàn ứng dụng và tính năng nổi bật, mở ra nhiều cơ hội phát triển. DAO ra đời trong sự phát triển lên của blockchain cùng với nhu cầu về tính “decentralized” ngày càng tăng.
Sự ra đời của DAO là hợp lý vì ở một thời đại mà các ông lớn trong nhiều lĩnh vực có quá nhiều quyền lực tài chính, thì nền tảng mang tính phi tập trung sẽ là lối đi cho nhà đầu tư và người tiêu dùng thông minh. DAO giúp người tham gia tìm lại “quyền” mà bấy lâu nay họ không thể chạm tay đến.
DAO là gì?
DAO (Decentralized Autonomous Organization) là tổ chức tự quản phi tập trung. Khác với các tổ chức truyền thống (như Facebook, Google,…), bằng cách ứng dụng các bộ quy tắc được mã hóa bằng code, chúng có thể hoạt động một cách độc lập mà không cần sự can thiệp của con người.
Để được phân quyền hoàn toàn, DAO không liên kết với bất kỳ quốc gia gia cụ thể nào, mặc dù nó sử dụng mạng Ethereum. Các nhà phát triển DAO tin rằng họ có thể loại bỏ lỗi của con người hoặc sự thao túng tiền của nhà đầu tư bằng cách đặt quyền ra quyết định vào tay của một hệ thống tự động, và một quy trình có nguồn lực từ cộng đồng.
Được cung cấp bởi Ether, DAO được thiết kế để cho phép các nhà đầu tư gửi tiền từ mọi nơi trên thế giới một cách ẩn danh. DAO đảm bảo tài sản được phân phối ngay lập tức cho các bên phù hợp mà không cần thêm bất kỳ quản lý hoặc thủ tục giấy tờ nào.
Để thu hút nguồn tài chính cần thiết cho việc chạy một DAO, giao thức sẽ phát hành token quản trị cho các nhà đầu tư. Token này không chỉ đại diện cho tư cách thành viên của người dùng, mà nó còn là quyền biểu quyết (tương tự như quyền cổ đông) cần thiết để thực hiện các thay đổi đối với các dự án.
DAO ra mắt vào cuối tháng 4/2016 nhờ vào một đợt bán token thông qua đám đông, kéo dài một tháng. Sự kiện này đã huy động được hơn 150 triệu USD tiền quỹ.
Cách thức hoạt động của DAO
Ban đầu, Bitcoin được coi là DAO đầu tiên có đầy đủ chức năng, vì nó có một bộ quy tắc được lập trình sẵn, hoạt động một cách tự động và được điều phối thông qua giao thức đồng thuận phân tán. Kể từ đó, việc sử dụng các hợp đồng thông minh đã được kích hoạt trên nền tảng Ethereum, điều này đã đưa việc tạo ra các DAO gần hơn với công chúng và định hình diện mạo hiện tại của chúng.
Nhưng một DAO cần gì để hoạt động một cách đầy đủ nhất? Trước hết, nó cần một bộ quy tắc để hoạt động dựa vào đó. Các quy tắc đó được mã hóa dưới dạng hợp đồng thông minh, về cơ bản là một chương trình máy tính, tồn tại tự động trên Internet, nhưng đồng thời nó cũng cần mọi người thực hiện nhiệm vụ mà nó không thể tự thực hiện.
Khi các quy tắc được thiết lập, DAO sẽ bước vào giai đoạn cấp vốn. Đây là một phần rất quan trọng vì hai lý do.
Đầu tiên, một DAO phải có một loại tài sản nội bộ, các token có thể được sử dụng bởi tổ chức hoặc được sử dụng để thưởng cho các hoạt động nhất định trong đó. Thứ hai, bằng cách đầu tư vào DAO, người dùng có quyền biểu quyết và sau đó là khả năng ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của nó.
Khi thời gian cấp vốn kết thúc và một DAO được triển khai, nó trở nên hoàn toàn tự động và hoàn toàn độc lập với những người tạo ra nó cũng như bất kỳ ai khác cho vấn đề đó. Chúng là nguồn mở, có nghĩa là code của chúng có thể được xem bởi bất kỳ ai. Hơn nữa, tất cả các quy tắc và giao dịch tài chính được ghi lại trong Blockchain. Điều này làm cho DAO hoàn toàn minh bạch, không thể thay đổi và không thể bị phá hủy.
Một khi DAO hoạt động, tất cả các quyết định về việc chi tiêu vào đâu và như thế nào đều được thực hiện thông qua việc đạt được sự đồng thuận. Mọi người đã mua cổ phần trong DAO có thể đưa ra các đề xuất liên quan đến tương lai của nó. Để ngăn chặn việc mạng bị spam bởi các đề xuất, một khoản tiền gửi có thể được yêu cầu để thực hiện
Sau đó, các bên liên quan bỏ phiếu về đề xuất này. Để thực hiện bất kỳ hành động nào, đa số cần phải nhất trí với hành động đó. Tỷ lệ phần trăm cần thiết để đạt được đa số có thể thay đổi tùy thuộc vào DAO, vì nó có thể được chỉ định trong code của nó.
Về cơ bản, DAO cho phép mọi người trao đổi tiền với bất kỳ ai trên thế giới. Điều này có thể được thực hiện dưới hình thức đầu tư, quyên góp từ thiện, gây vốn, vay mượn, v.v., tất cả đều không có trung gian.
Có một vấn đề to lớn tiềm ẩn đối với hệ thống bỏ phiếu đó là ngay cả khi lỗ hổng bảo mật được phát hiện trong code ban đầu, nó cũng không thể được sửa chữa cho đến khi được bầu bởi đa số. Trong lúc việc bỏ phiếu đang diễn ra, các hacker có thể khai thác một lỗi trong code đó.
Cuối cùng, điều quan trọng cần lưu ý là một DAO không có khả năng tạo ra sản phẩm, viết code hoặc phát triển một phần cứng. Thay vào đó, một nhà thầu có thể được thuê để thực hiện một nhiệm vụ cần thiết.
Cuộc hẹn này được thực hiện thông qua quy trình bỏ phiếu tương tự, trong khi hợp đồng thông minh sẽ đảm bảo thanh toán nhanh chóng sau khi hoàn thành đúng nhiệm vụ.
Ưu điểm và nhược điểm của DAO
Ưu điểm
- Tính minh bạch: bất kỳ ai cũng có quyền bỏ phiếu, quyết định tài trợ và được tham gia vào các hành động khác.
- Dễ dàng tham gia: các thành viên trên toàn thế giới có thể đóng góp cho các dự án. Điều này giúp các DAO giảm được rào cản gia nhập so với các công ty khác.
- Rẻ hơn: khái niệm này đã bắt nguồn từ DeFi và có rất nhiều công cụ – có thể được sử dụng như Legos, vì vậy rất ít lần các dự án cần phải xây dựng lại từ đầu.
- Cộng tác: mang đến cho mọi người nguồn kiến thức chung về một đề xuất và cho phép các chuyên gia đầu tư vào hệ sinh thái mà họ đang xây dựng.
Nhược điểm
- Tính bảo mật: Vấn đề về smart contract, một khi DAOs đã được deployed (triển khai) thì rất khó thể thay đổi, các hoạt động phải diễn ra như đúng những gì quy định ở smart contract. Ngoài ra bảo mật của smart contract cũng là 1 vấn đề quan trọng điển hình là vụ The DAO hack.
- Tính pháp lý: Khung pháp lý dành cho DAO thật sự chưa rõ ràng. Nếu DAO không có tính thuyết phục về pháp lý sẽ tạo ra 01 rào cản lớn đối với việc áp dụng DAO bởi người tham gia sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.
- Quyết định tệ hại: DAOs cho phép thành viên biểu quyết một cách dân chủ. Nhiều quyết định mang tính phức tạp và học thuật nhưng nhiều người biểu quyết có thể không hiểu, hoặc không biết họ đang biểu quyết vấn đề gì. Điều này có thể dẫn tới những quyết định tệ hại bởi đa số mọi người không có kiến thức về các quyết định liên quan.
- Thường bị trì hoãn: Ngoài ra trong những trường hợp khẩn cấp, việc phải có thời gian chờ để được bỏ phiếu thông qua có thể sẽ tạo hệ quả xấu cho DAO. Ví dụ trong trường hợp của Maker khi thị trường sập hồi tháng 3/2020, nếu lúc đó còn đợi để vote xong mới triển khai các biện pháp thì thiệt hại về tài sản sẽ là rất lớn.
- Privacy: Mọi thứ đều minh bạch on-chain cũng không hoàn toàn là một điều tốt, việc các đề xuất phải được đưa on-chain để biểu quyết rồi mới được thực hiện đồng nghĩa với việc kế hoạch phát triển được công khai hoàn toàn và đối thủ cạnh tranh có thể biết được hướng đi tương lai của dự án.
- Centralized entity: Một thực thể, tổ chức có sức mạnh voting cao hơn các thành viên khác. Tạo nên cảm giác centralized ngay trong việc voting của protocol.
Các loại hình DAO
Token-Based DAO
Token-Based DAO như tên gọi, token chiếm một vai trò quan trọng đối với sự vận hành của DAO. Đây là loại hình phổ biến nhất vì token là mạch máu và đang hiện diện ở mọi nơi trong Crypto:
- Từ các blockchain như Bitcoin, Ethereum: Miner đảm bảo tính bảo mật cho mạng lưới đổi lại nhận được phần thưởng token.
- Cho đến các protocol như Maker DAO, Uniswap, Sushiswap,…: Token holders có quyền biểu quyết cho các quyết định trong protocol.
Ưu điểm của model này là khả năng mở rộng (scale) rất tốt khi bất kỳ ai cũng có thể sở hữu token, tuy nhiên lại gặp khó khăn trong việc tận dụng nguồn lực và đi đến những thống nhất chung.
Organization (Shared-based DAO)
Organization (Shared-based DAO) đại diện cho một nhóm, tổ chức có chung mục tiêu trong một lĩnh vực nào đó, điển hình như các Ventures DAO tập trung vào việc đầu tư. Các thành viên sẽ dùng shares (cổ phần) để biểu quyết hoạt động của tổ chức.
Ví dụ: The LAO, một VC DAO trong đó những người góp vốn sẽ nhận được tỷ lệ shares tương ứng với vốn góp và sẽ có quyền voting hoặc proposal dự án để các thành viên khác của The LAO biểu quyết, xem xét có nên đầu tư hay không.
Khác với Token-based DAO khi ai cũng có thể tiếp cận đến token và tham gia DAO, Shared-based DAO thường permissioned và yêu cầu người tham gia đáp ứng một điều kiện nào đó. Model này có ưu điểm là dễ quản lý và nguồn lực được tập trung, tuy nhiên lại khó để scale.
Lưu ý: Các DAO trong cùng một lĩnh vực hoàn toàn có thể sử dụng model khác nhau. Ví dụ trong lĩnh vực Ventures DAO, The LAO sử dụng Shared-Based
Các ứng dụng DAO nổi bật
Ethereum: Ethereum là một DAO với cơ chế Proof of Work, và cơ chế Proof of Stake với Ethereum 2.0, tức là miner sẽ được hưởng incentives và block reward, đổi lại miner cần thực hiện các hoạt động vận hành như khai thác khối mới, xác nhận giao dịch, đảm bảo bảo mật cho mạng lưới.
Compound: Compound là một protocol rất thành công việc quản trị on-chain. Với việc cho phép token holders tham gia bỏ phiếu với các đề xuất trong protocol, đi cùng với sự ra mắt của token COMP vào ngày 15 tháng 6 năm 2020, đã giúp Compound có một kế hoạch tăng trưởng rõ ràng, từ đó tiếp tục duy trì vị thế là một trong những lending platforms hàng đầu.
The Lao: là dự án nổi bật nhất trong các Quỹ đầu tư Phi tập trung, thành lập từ tháng 4/2020, hiện The LAO đã hoàn thành 35 khoản đầu tư, đa phần là các dự án trên Ethereum như Gitcoin, Zapper, Lido Finance. The LAO là quỹ đầu tư hoạt động mạnh nhất trong các Quỹ đầu tư phi tập trung.
Bitshares: Tổ chức này tự hào về công nghệ đi trước thời đại thông qua việc cung cấp khả năng tự quản lý với hệ thống bỏ phiếu nâng cao, thời gian xử lý 3 giây và nền tảng defi được tích hợp sẵn.
Ứng dụng DAO trong chính trị và xã hội
Ngoài việc DAO được ứng dụng vào các công ty tiền điện tử hay hoạt động tài chính, nó còn xuất hiện ở các hoạt động thực tế trong đời sống hàng ngày.
Với hoạt động Chính phủ: DAO sẽ tăng cường kiểm toán, bỏ phiếu, giám sát thực hiện hợp đồng, đấu thầu và nhiều quy trình,…
Trong các tổ chức phi lợi nhuận: ứng dụng DAO sẽ cho phép cá nhân nhận quyên góp một cách ẩn danh và chấp nhận các thành viên từ mọi nơi trên thế giới. Các thành viên có thể bỏ phiếu về cách sử dụng số tiền quyên góp được.
Với các công ty Audit: DAO cải thiện hoạt động kiểm toán bằng cách cho phép quản lý dự án tự động, cải tiến theo dõi và bảo mật tốt hơn.
Tương lai của DAO?
Trên thực tế, DAO còn một chặng đường dài trước khi nó đạt được sự chấp nhận hoàn toàn chính thống. Không phải tất cả các DAO đều hoạt động hiệu quả. Thực trạng là hầu hết các DAO sẽ không hoạt động trong thời gian dài.
Tuy nhiên, DAO được cho là “big trend” tiếp theo của thị trường tiền điện tử. Nhà đầu tư tỷ phú Mark Cuban cũng đã nói rằng ông nhận thấy giá trị của các DAO trên một tweet hồi tháng 5 với nội dung: “Tương lai của các tập đoàn có thể khác khi các DAO tiếp quản các doanh nghiệp kế thừa,…”
Tuy vậy, cũng có không ít ý kiến trái chiều cho rằng các DAO phá vỡ cấu trúc kinh doanh truyền thống. Khi các DAO bắt đầu tiếp quản các tập đoàn kế thừa, các cổ phần như cổ phiếu có thể trở thành dĩ vãng.
Để tổng kết, chúng ta có thể thấy DAO đang có một tốc độ phát triển rất nhanh và ngày càng nhận được nhiều sự chú ý, tuy nhiên sẽ còn nhiều việc phải làm để DAO hiện tại hoàn thiện hơn.
Theo CryptoLeakVn tổng hợp