Curve Finance (CRV) là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) có cách hoạt động theo mô hình tương tự như UniSwap. Nhưng Curve không tập trung vào giao dịch token-to-token mà nó dựa vào stablecoin làm cơ sở để trao đổi. Hôm nay, hãy cũng tìm hiểu Curve (CRV) là gì nhé!
Curve Finance là gì?
Curve Finance là một sàn giao dịch phi tập trung theo cơ chế AMM trên hệ sinh thái Ethereum, dành riêng cho các stablecoin (USDT, USDC, DAI,…) hoặc các asset tương tự nhau nhưng được biểu thị ở dạng khác nhau (renBTC, WBTC, pBTC,…).
Vì hoạt động cơ chế AMM nên các tài sản trên Curve sẽ không được giao dịch dưới dạng Orderbook (sổ lệnh), mà sẽ được Swap trong một Liquidity Pool (pool thanh khoản) theo công thức của Smart Contract.
Mặc dù là DEX nhưng Curve Finance không Permissionless (không cần cấp quyền) như Uniswap. Điều này có nghĩa người dùng không được tự do tạo Pool thanh khoản như Uniswap, các Pool thanh khoản ở Curve chỉ được tạo nếu như đề xuất trên Governance nhận được sự ủng hộ của mọi người.
Quá trình sáng lập dự án Curve
Nhóm Curve (giống như nhiều nhóm khác trong “thế giới” DeFi) là một nhóm nhỏ gồm các nhà phát triển, quản lý cộng đồng và người sáng tạo blockchain. Một số đã làm việc trong không gian tiền điện tử từ rất lâu trước khi xu hướng DeFi bùng nổ.
Vào năm 2015, người sáng lập của Curve, Michael Egorov đã thành lập một công ty có tên NuCypher. Vào thời điểm đó, NuCypher làm việc trong lĩnh vực công nghiệp mã hóa bao quát, giúp dữ liệu nhạy cảm của các tổ chức y tế và tài chính được giữ an toàn.
Dự án đã thành công và nhóm bắt đầu làm việc với phần mềm mã hóa của mình với nhiều ngân hàng khác nhau và nhận được khoản đầu tư 750.000 đô la từ Y Combinator vào năm 2016.
Egorov và nhóm phát triển NuCypher sau đó đã chuyển sự chú ý của họ sang các mục tiêu tương tự trong lĩnh vực blockchain. Điều này đã khiến NuCypher quyết định thiết kế lại cơ sở hạ tầng phi tập trung của mình cũng như ra mắt token NU.
Sau đó, họ tiếp tục huy động được 4.4 triệu USD trong một ICO vào năm 2017, xây dựng hai mạng thử nghiệm và sau đó huy động thêm 10.7 triệu USD vào năm 2019.
Năm 2020, Egorov bắt đầu phát triển Curve Finance.
Cách thức hoạt động của Curve
Để nắm được cách thức Curve hoạt động, hãy xem xét nhanh cách các giao thức AMM hoạt động như thế nào.
Mô hình Curve AMM có bốn thành phần chính:
- Các nhà cung cấp thanh khoản là những người gửi token vào các pool thanh khoản Curve.
- Pool thanh khoản là nơi lưu giữ các token của nhà cung cấp thanh khoản để tạo tính thanh khoản cho sàn giao dịch.
- Các trader swap token với pool thanh khoản, tạo ra áp lực mua và bán giúp xác định giá token.
- Các thuật toán AMM định giá một cách hiệu quả các token trong pool thanh khoản theo các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như áp lực mua và bán do các trader thúc đẩy.
Như đã nói, AMM hoạt động bằng cách sử dụng các thuật toán hỗ trợ hợp đồng thông minh để định giá tài sản tiền mã hóa một cách hiệu quả trong các pool thanh khoản trên sàn giao dịch, do đó loại bỏ nhu cầu đối tác.
Ngược lại, các giao dịch trao đổi tập trung được thực hiện dựa trên order book sổ lệnh. Bởi vì order book đòi hỏi rằng sàn giao dịch tập trung sở hữu các tài sản trên book, đó là đối tác của mọi giao dịch.
Vì giao dịch stablecoin trên Curve không liên quan đến order book hoặc các đối tác, do đó, thanh khoản của sàn giao dịch sẽ đến từ những người dùng gửi các stablecoin được hỗ trợ vào các pool thanh khoản để trở thành nhà cung cấp thanh khoản.
Đặc điểm nổi bật của Curve
Từ khi ra mắt, Curve liên tục được xếp hạng ngay dưới Uniswap về TVL (Tổng giá trị đã khóa). Nhưng đến hiện tại trên DeFi Pulse, TVL của Curve đạt tới $14.20B
Lý do TVL Curve tiếp tục tăng vì trọng tâm duy nhất của Curve là swap các stablecoin, một thị trường ngách không có hoặc ít có sự cạnh tranh. Được xây dựng có mục đích như một thị trường tiền điện tử cũng có nghĩa là Curve cung cấp cho cả nhà giao dịch và nhà cung cấp thanh khoản những lợi thế chính:
- Phí giao dịch thấp: Curve cung cấp cho các trader phí giao dịch cho các giao dịch stablecoin thấp chỉ với 0.04%.
- Giảm thiểu trượt giá: Các trader cá voi và các cặp giao dịch khối lượng lớn có thể bị trượt giá, nhưng các pool tài sản tương tự của Curve giảm thiểu điều này.
- Không có khoản lỗ tạm thời: Các nhà cung cấp thanh khoản trên Curve cung cấp các cặp stablecoin gần như loại bỏ khoản lỗ tạm thời.
So với Uniswap luôn giao dịch với ETH, vì vậy để thực hiện giao dịch trực tiếp (và rẻ) nhất có thể, người dùng cần phải giao dịch bằng ETH. Nếu người dùng giao dịch từ USDT sang USDC, Uniswap sẽ chuyển USDT sang ETH, sau đó giao dịch ETH lấy USDC. Swap này sẽ yêu cầu hai giao dịch, khiến việc thực hiện trở nên tốn kém hơn.
Giao dịch stablecoin trên Curve rẻ hơn vì Curve không yêu cầu ETH làm cặp cơ sở cho các giao dịch. Các pool thanh khoản stablecoin với rất nhiều nguồn cung, cho phép người dùng giao dịch stablecoin trực tiếp trong một giao dịch swap không tốn kém.
Nếu để ý dữ liệu trên DeFi Pulse, khi thị trường tiền mã hóa giảm, hầu như Curve đều có thể giữ lại TVL trong khi các sàn giao dịch khác mất TVL của họ. Điều này liên quan đến cách độc nhất mà Curve bảo vệ các nhà cung cấp thanh khoản khỏi khoản lỗ tạm thời.
Curve sử dụng các pool ổn định để giải quyết vấn đề về khoản lỗ tạm thời. Tất cả các pool của Curve đều là pool stablecoin 1:1 (tức là USDT/ DAI) hoặc token tổng hợp/ pool token 1:1 (tức là sETH/ ETH). Trong việc giữ cho các cặp pool thanh khoản bị hạn chế đối với các tài sản phản ánh giá trị của nhau, khoản lỗ tạm thời khó diễn ra, khiến Curve trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhà cung cấp thanh khoản.
Vì vậy đến hiện tại, Curve đang là một nơi an toàn hơn để gửi các stablecoin, ETH và wrapped Bitcoin để có thu nhập lợi nhuận ổn định.
So sánh Curve Finance và Uniswap
Thoạt nhìn chúng ta có thể thấy mục tiêu của Curve Finance và Uniswap hoàn toàn giống nhau. Nhưng về cách hoạt động thì chúng lại hàm chứa sự khác biệt tương đối lớn.
Đối với Uniswap, khi bạn muốn giao dịch một cặp stable coin, ngay lập tức 2 giao dịch sẽ được hình thành:
Stablecoin 1 được giao dịch cho Ethereum (ETH)
ETH sẽ giao dịch với Stablecoin 2.
Từ đó, hiển nhiên bạn sẽ mất đi 2 lần phí giao dịch.
Mặc dù Curve cũng có những tiện ích tương tự như Uniswap, chúng đều dành cho các nhà cung cấp thanh khoản, nhưng nó không bị phụ thuộc vào mức độ impermanent loss (mất mát vô thường). Đó là bởi vì Curve chỉ giao dịch giữa các stablecoin, trong khi Uniswap giao dịch trực tiếp với ETH. Và với sự biến động mạnh của ETH có thể giết chết các nhà cung cấp thanh khoản của Uniswap.
Đây là lý do tại sao một số người gọi Curve là một phiên bản tốt hơn của Uniswap, được sinh ra cho stablecoin.
Thông tin chi tiết về CRV Token
Key Metrics CRV
- Token Name: Curve Finance.
- Ticker: CRV.
- Blockchain: Ethereum.
- Token Standard: ERC-20.
- Contract: 0xD533a949740bb3306d119CC777fa900bA034cd52
- Token Type: Utility & Governance.
- Max Supply: 3,303,030,299 CRV.
- Total Supply: 1,521,949,991 CRV.
- Circulating Supply: 358,709,181 CRV.
CRV Token Allocation
Tổng cung của CRV token sẽ được phân phối như sau:
- Liquidity Provider: 62% – 2,047,878,785 CRV.
- Shareholders: 30% – 990,909,090 CRV.
- Employees: 5% – 165,151,515 CRV.
- Community Reserve: 3% – 99,090,909 CRV.
Lượng cung ban đầu (Initial Supply) của CRV sẽ là 1.3 tỷ CRV (~43%) và sẽ được chia theo tỷ lệ như sau:
- Team & Investor: 30% mở khóa dần trong vòng 2-4 năm.
- Liquidity Provider: 5% mở khóa dần trong vòng 1 năm.
- Community Reserve: 5%
- Employee: 3% mở khóa dần trong 2 năm.
CRV Token Release Schedule
CRV Token Use Case
- Liquidity Providing: Cung cấp thanh khoản cho các sàn DEX như Uniswap, Sushiswap,…
- Staking: Người dùng có thể Staking CRV để nhận phí giao dịch.
- Boosting: Nếu anh em vừa nắm giữ veCRV vừa cung cấp thanh khoản trên Curve Finance, thì anh em sẽ được nhận thưởng 2.5 lần so với những người cung cấp thanh khoản thông thường.
- Voting: Chức năng quản trị hệ thống thông qua việc đề xuất và biểu quyết cho CRV holder.
Sàn giao dịch CRV Token
Hiện nay CRV đang được hỗ trợ mua bán trên một số sàn như: Binance, Huobi Global, OKEx, Uniswap, Sushiswap,…
Ví lưu trữ token CRV
CRV là token ERC-20 nên bạn có thể tham khảo một số ví để lưu trữ như: Metamask, Myetherwallet, Trust Wallet,…
Chỉ trong một thời gian ngắn, Curve Finance, một protocol không ai biết đến lại trở thành một trong những protocol có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái DeFi trên Ethereum. Tương lai, Curve hứa hẹn sẽ còn có nhiều đột phá hơn nữa.