Hoảng sợ, lo lắng, hi vọng rồi hoài nghi là những cảm xúc mà các nhà đầu tư tiền số đã trải qua kể từ thời điểm nghe tuyên bố “chiến dịch đặc biệt” trên lãnh thổ Ukraina.
Tin xấu tiếp tục chảy từ Ukraine vào thứ Hai, khiến hầu hết thị trường tiền điện tử đều chìm trong sắc đỏ. Đây là ngày thứ ba liên tiếp tiền điện tử giảm, bắt đầu vào cuối ngày thứ Sáu khi hy vọng mờ nhạt về một lệnh ngừng bắn hoặc thỏa thuận ngừng bắn để cho phép dân thường sơ tán khỏi các thành phố bị bao vây bốc hơi. Thương vong dân sự Ukraine tăng lên khi Nga tiếp tục ném bom các mục tiêu phi quân sự. Các phái đoàn từ Ukraine và Nga đã thất bại trong nỗ lực mới nhất của họ để đàm phán việc đi lại an toàn cho công dân của cảng Mariupol ở Biển Đen và các thành phố lớn khác của Ukraine đang bị bắn phá. Điều này đã làm nổi bật sự tương quan giữa tình hình chiến sự của Nga và Ukraine với những chuyển biến thị trường trong thời gian gần đây, càng khẳng định hơn nữa khả năng dễ bị lung lay của không gian tiền số trước những biến đổi của thời cuộc, Hãy cùng CryptoleakVn nhìn lại những thăng trầm biến động của thị trường tiền số trong những ngày vừa qua, kể từ khi xe tăng và quân đội Nga tràn qua biên giới Ukraine vào ngày 24 tháng 2, khơi mào cho cuộc cuộc chiến tranh vũ trang lớn nhất thế kỷ 21.
Tiền mã hóa dễ bị tác động bởi các cuộc khủng hoảng toàn câu
Tháng Hai chứng kiến nhiều sự thay đổi đáng chú ý, nổi bật trong đó là những nổ lực kiềm tỏa lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ thông qua việc nâng lãi suất. Sau đó, thế giới chao đảo trước tin tức về cuộc xung đột tại Đông Âu. Sự kiện này làm lu mờ hoàn toàn những lo ngại trước đó về khả năng phục hồi của thị trường sau đại dịch. Những gì đã và đang diễn ra ở Ukraine đã khiến thị trường tiền mã hóa trên toàn cầu biến động dữ dội. Bitcoin (BTC) đã có sự sụt giảm đáng chú ý 11% trong khoảng thời gian 16 giờ sau cuộc khủng hoảng quân sự nổ ra, ở phần còn lại các altcoin cũng giảm mạnh từ 20% trở lên.
Như dự đoán ban đầu, cuộc chiến gây tác động tiêu cực lên giá tiền điện tử, hàng trăm triệu đô la đã bốc hơi chỉ sau vài giờ. Tuy nhiên, khi thị trường sợ hãi là lúc các “cá voi” bắt đầu hoạt động mạnh mẽ, khiến giá cả thị trường nhảy vọt.
Tính đến nay, những sự kiện nhỏ lẻ này đã cho thấy thị trường tiền mã hóa dễ bị tác động bởi các cuộc khủng hoảng toàn câu, tùy vào mức độ mà ảnh hưởng của nó có thể khác nhau, tương tự như hồi tháng 3 năm 2020, thời điểm đại dịch Covid xảy ra.
Sự xoa dịu kịp thời giúp bình ổn thị trường
Đánh giá tâm lý thị trường là một phương pháp hiệu quả để dự án những gì có thể xảy ra tiếp theo. Trong tháng qua, tâm lý đám đông như một chỉ báo hàng đầu được các chuyên gia đặc biệt quan tâm.
Vào thời điểm cuộc thảo luận của Fed về vấn đề lạm phát diễn ra vào đầu tháng 2, giá tiền điện tử đã tăng mạnh, đạt đỉnh vào giữa tháng khi Bitcoin đạt mức 45.000 đô la trước đợt điều chỉnh mạnh. FUD là chủ đề bao trùm toàn bộ khi chiến tranh nổ ra vào cuối tháng 2, nhưng tâm lý đám đông đã cải thiện đáng kể khi những dấu hiệu hồi phục bắt đầu xuất hiện. Điều này khiến nhiều người suy đoán rằng thị trường sẽ phục hồi nhanh chóng sau một đợt sụt giảm mạnh.
Giờ đây, các nhà giao dịch đã bắt đầu có niềm tin với việc, Bitcoin sẽ trở lại và công phá mốc $60 nghìn đô vào dịp cuối năm nay. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần phải biết, niềm tin là một phần, song thị trường vẫn có thể đặc biệt biến động vì những diễn biến nhanh chóng của cuộc khủng hoảng châu Âu vẫn chưa có hồi kết, không ai có thể dự đoán được những bước đi tiếp theo của Ukraina, Nga, NATO hay Mỹ.
Nguồn cung “vàng kỹ thuật số” và Stablecoin đang giảm
Đã có sự tăng trưởng ổn định trong tỷ lệ nguồn cung của USDT được nắm giữ bởi các địa chỉ sở hữu từ 10.000–1 triệu USDT, trên thực tế con số này đạt tổng cộng hơn 1 tỷ đô vào tháng Hai. Thông thường, số tiền được tính tối đa là 1 triệu vì vượt quá ngưỡng này, nhiều địa chỉ có thể được tìm thấy nhưng không được tính đến. Dựa trên những gì đã thấy, rõ ràng rằng các “cá mập” và “cá voi” đã sẵn sàng mua nhiều USDT hơn đáng kể so với một tháng trước.
Sau khi chạm mức thấp nhất trong một tháng, vào ngày tuyên bố chiến tranh, các cá voi Bitcoin đã tích lũy được kha khá “vàng kỹ thuật số”. Sau đó các cá nhân này đã tích luy số Bitcoin thu được từ đợt bán tháo vào giữa và cuối tháng 2 vừa qua.
Nguồn cung tích lũy của Bitcoin trên các sàn giao dịch đã tiếp tục lao dốc đáng kể, khoảng 10,76%. Đây là tỷ lệ cung BTC thấp nhất trên các sàn giao dịch kể từ tháng 11 năm 2018. Nhìn chung, sự sụt giảm liên tục này nhằm giảm thiểu rủi ro bán tháo trong tương lai.
Trong khi đó, nguồn cung Tether trên các sàn giao dịch giảm đáng kể, đây là một thông tin vô cùng tích cực. Việc mua vào USDT trên các sàn giao dịch đồng nghĩa nhà đầu tư đang có kế hoạch mua tiền điện tử sắp tới, mặc dù đôi khi điều này cũng có thể nhằm mục đích chuyển sang fiat và rút tiền mặt. ở thời điểm hiện tại, cần chú ý đến sự gia tăng của số liệu này, đặc biệt là khi nó liên quan đến ví của các “cá voi” trên thị trường.
Đọc thêm:>>> Yearn Finance (YFI) giảm 13% sau tuyên bố Andre Cronje rời ngành DeFi
Source: Cointelegraph