CBDC hiện đang là một xu hướng kinh tế toàn cầu khi hàng loạt các quốc gia trên thế giới đã và đang đề ra những chiến lược để phát hành CBDC cho riêng mình, dẫn đầu đường đua hiện tại phải kể đến Trung Quốc, khi quốc gia đông dân nhất thế giới này dường như đã hoàn tất những bước cuối cùng cho việc thử nghiệm CBDC. Vậy CBDC là gì? Tại sao loại tài sản kết hợp giữa tiền tệ fiat và cryptocurrency này lại thu hút sự chú ý của chính phủ các nước trên toàn thế giới? CBDC khác với tiền điện tử và tiền Fiat ở những điểm nào? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về xu hướng tài chính đang lây lan trên toàn thế giới này qua một Series dài bốn tập do CryptoleakVn biên soạn nhé!!
CBDC là gì?
CBDC (Central Bank Digital Currency) tạm dịch là Tiền tệ Kỹ thuật số được phát hành bởi Ngân hàng Trung ương. CBDC được tạo thành bởi 2 yếu tố chính: Tiền kỹ thuật kết hợp với công nghệ Blockchain, được phát hành dưới dạng Token, được kiểm soát và đảm bảo bởi Ngân hàng Trung Ương của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có chủ quyền.
Có thể gọi CBDC là dạng kỹ thuật số của tiền pháp định (Fiat) và sẽ được neo bởi một lượng dự trữ tiền tệ phù hợp như vàng hoặc ngoại tệ.
Giống như một tờ tiền làm bằng giấy mang một số sê-ri duy nhất, mỗi đơn vị CBDC có thể được phân biệt rõ ràng để tránh bị làm giả. CBDC sẽ hoạt động song song với các loại tiền tệ được quản lý khác như tiền xu, tín phiếu, giấy bạc và trái phiếu.
Bối cảnh ra đời của CBDC
Sự ra đời của Bitcoin vào năm 2009 đã tạo ra sự bùng nổ của hơn 10.000 đồng tiền điện tử khác nhau, kéo theo nó là sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng tới công nghệ Blockchain. Tuy nhiên do bản chất phi tập trung và sự khó quản lý của tiền điện tử đã tạo điều kiện cho các hoạt động tội phạm như rửa tiền, buôn bán các chất cấm hay tống tiền. Trước sự bành trướng và phức tạp của tiền điện tử, nhiều ngân hàng trung ương hàng đầu trên thế giới đã bắt đầu tìm hiểu công nghệ Blockchain để tạo ra các loại tiền kỹ thuật số cho riêng mình nhằm giành lại quyền kiểm soát tiền tệ. Hiện nay phần lớn các CBDC vẫn chỉ đang trong quá trình thử nghiệm chứ chưa có CBDC nào được chính thức phát hành.
Ưu điểm của CBDC
Tăng hiệu quả thanh toán và giảm chi phí
CBDC có thể giúp tăng hiệu quả của hệ thống thanh toán truyền thống. Ví dụ, blockchain có thể mở đường cho việc thanh toán gộp theo thời gian thực thay vì hệ thống thanh toán quốc tế hiện tại dựa trên thanh toán ròng, do đó tiết kiệm phí ở một mức độ đáng kể.
Tăng khả năng tiếp cận tài chính
Ở các thị trường mới nổi, hệ thống thanh toán truyền thống sử dụng các trung gian như ngân hàng thương mại, khiến nhiều người không có tài khoản ngân hàng với khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính từ rất ít đến 0. Tại những thị trường này, nơi thiếu khả năng tiếp cận tiền tệ vật chất là một vấn đề nghiêm trọng, CBDC có thể cắt bỏ các bên trung gian, do đó cho phép một lượng lớn dân cư không có ngân hàng có thể dễ dàng tiếp cận hệ thống tài chính.
Tăng quy mô tổng thể của nền kinh tế
Đối với nhiều quốc gia đang thử nghiệm một loại tiền kỹ thuật số tập trung, việc áp dụng CBDC có thể mở đường cho việc tăng quy mô tổng thể của nền kinh tế. Ví dụ, ở các thị trường đang phát triển, một phần đáng kể tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia được sử dụng để in các hóa đơn tiền tệ vật chất. CBDC có thể giải quyết vấn đề đó và củng cố vị thế kinh tế tổng thể.
Giải quyết vấn đề trốn thuế
Các quốc gia đang thử nghiệm CBDC nhằm tiến tới một nền kinh tế không dùng tiền mặt, trong đó việc trốn thuế có thể là điều gần như bất khả thi. Khi toàn bộ hệ thống tài chính được số hóa với CBDC.
Đơn giản hóa các giao dịch thanh toán xuyên biên giới
CBDC có thể giúp tăng tốc các giao dịch nội bộ và giảm rủi ro về tiền tệ và lãi suất liên quan đến các giao dịch xuyên biên giới. Một CBDC thúc đẩy ý tưởng rằng mọi người không nên giao dịch thông qua các loại tiền tệ chính như Đô la Mỹ (USD), miễn là công nghệ được triển khai hoạt động để đơn giản hóa các giao dịch thanh toán xuyên biên giới.
Nhược điểm của CBDC
- Người dân có thể rút tiền quá nhiều để mua CBDC, gây ra sự sụp đổ đối với hệ thống Ngân hàng.
- Chính phủ toàn quyền kiểm soát tiền tệ, và quyền riêng tư sẽ gây phẫn nộ trong một bộ phận công dân, dẫn đến các cuộc tấn công mạng.
- Quy trình quản lý vẫn chưa theo kịp sự tiến bộ của hình thái mới của tiền tệ.
Phân loại CBDC
Không có một phân loại CBDC nào được chấp nhận chung. Các thông số chính mà bạn có thể chia chúng thành các loại là:
- Kiến trúc;
- Cơ sở hạ tầng;
- Công nghệ và điều kiện tiếp cận;
- Mức độ ẩn danh;
- Khả năng áp dụng cho các khoản thanh toán trong nước và xuyên biên giới.
Kiến trúc
Tùy thuộc vào kiến trúc, các nhà nghiên cứu phân biệt hai loại chính của CBDC:
- Bán buôn ( thương mại hoặc trực tiếp);
- Bán lẻ (bán lẻ / mục đích chung).
Có ba loại kiến trúc trong danh mục bán lẻ:
- Các kiến trúc lai ghép;
- Trung gian;
- Gián tiếp (tổng hợp).
CBDC bán buôn hay thương mại (W-CBDC) là gì?
Phiên bản bán buôn của CBDC là một hệ thống thanh toán do các ngân hàng trung ương quản lý.
- Là đồng tiền kỹ thuật số được sử dụng trong thị trường liên ngân hàng bán buôn.
- CBDC sẽ giúp giải quyết các vấn đề bao gồm việc gia tăng hiệu quả trong thanh toán liên ngân hàng bán buôn trong nước hoặc đa quốc gia, điều mà ngày nay vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết.
Các CBDC bán buôn có thể được coi là khoản nợ phải trả chịu lãi của ngân hàng trung ương trong trường hợp thu nhập từ lãi phát sinh.
Ưu điểm của CBDC bán buôn:
- Khả năng điều tiết nhu cầu tiền tệ;
- Chính sách tiền tệ linh hoạt;
- Đảm bảo ổn định tài chính;
- Cung cấp thanh khoản ngân hàng 24/7;
- Giảm chi phí trong chuyển khoản xuyên biên giới;
- Ghi chép các khoản chuyển tiền trong một sổ đăng ký phân tán – điều này cải thiện hiệu quả của việc thanh toán, đồng thời giảm rủi ro tín dụng và thanh toán, vì nguồn tiền và người bảo lãnh các khoản nợ là ngân hàng trung ương;
- Giảm rủi ro đối tác.
Nhược điểm của CBDC bán buôn:
- Phạm vi được giới hạn trong các giao dịch liên ngân hàng, thanh toán chuyển khoản, giao dịch bù trừ và thương mại quốc tế (nơi các ngân hàng thường đóng vai trò là người bảo lãnh cho các giao dịch).
CBDC bán lẻ là gì?
CBDC bán lẻ là tiền tệ kỹ thuật số có sẵn để sử dụng rộng rãi bởi các cá nhân và pháp nhân. Chúng được phát hành rộng rãi cho công chúng, ai cũng có thể sở hữu, truy cập và sử dụng. CBDC bán lẻ liên quan đến việc tăng khả năng tài chính toàn diện (financial inclusion), hoặc đóng vai trò thay thế cho tiền mặt trong các nền kinh tế nơi tiền mặt trở nên cạn kiệt.
Mặc dù có thể có nhiều biến thể khác nhau trong mô hình tiền tệ kỹ thuật số bán lẻ, nhưng hầu hết các ngân hàng trung ương đều nêu bật các đặc điểm chính sau:
- CBDC bán lẻ là một dạng tiền ngân hàng trung ương mới do cơ quan quản lý phát hành và kiểm soát. Việc cung cấp CBDC bán lẻ phải tuân theo chính sách tiền tệ và được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương.
- CBDC phải được đưa vào báo cáo tài chính của ngân hàng trung ương.
- Tiền kỹ thuật số phải được mọi công dân, công ty và cơ quan chính phủ chấp nhận làm phương tiện thanh toán.
- CBDC được phân phối bởi ngân hàng trung ương theo tỷ lệ 1-1 với tiền tệ fiat và phải được tự do chuyển đổi thành tiền mặt.
- CBDC phải hoạt động trên cơ sở hạ tầng mở cho phép các công ty tư nhân tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới.
Chi phí của giao dịch phải thấp hơn so với các hệ thống hiện có.
Tính chất của CBDC
Cách thức hoạt động của CBDC phụ thuộc vào công nghệ và mục đích mà tiền tệ được tạo ra. Cũng giống như các hệ thống mật mã, mỗi hệ thống có thể có một công nghệ và chức năng khác nhau. Trong trường hợp này, nó sẽ phụ thuộc vào lợi ích của Ngân hàng Trung ương phát hành. Ngoài ra, các CBDC có thể có khả năng triển khai các công nghệ như hợp đồng thông minh. Dưới đây là đặc tính mà một CBDC cần phải có.
Công nghệ sổ cái phân tán (DLT)
Công nghệ sổ cái phân tán là công nghệ mà mạng lưới Bitcoin đang ứng dụng và hoạt động trên đó. Công nghệ này sẽ cho phép mọi người có quyền ngang hàng với nhau, có thể giao dịch mà không cần chịu sự kiểm soát bởi bất kỳ thực thể nào.
CBDC cũng được ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán, tuy nhiên điểm khác biệt đó là CBDC sẽ được lưu trữ bởi các ngân hàng truyền thống trong một hệ thống sổ cái, và sổ cái này sẽ được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương của mỗi quốc gia.
Tính chất tập trung
CBDC sẽ chịu sự kiểm soát bởi ngân hàng trung ương về nguồn cung tiền để có những biện pháp phù hợp, linh hoạt nhằm kích thích nền kinh tế trong những lúc khó khăn, hoặc thiết lập hành lang lãi suất và thực hiện nhiều vai trò quan trọng khác nữa.
Theo dõi thanh khoản
Với công nghệ sổ cái phân tán DLT, các hoạt giao dịch sẽ được ghi nhận đầy đủ và cập nhật nhanh chóng đến hệ thống tài chính. Nhờ đó nhà nước có thể biết được các hoạt động dòng tiền ra, vào nhằm ngăn chặn tội phạm tài chính, điểm hình là tội phạm rửa tiền.
Sự khác biệt giữa CBDC và Bitcoin
Chính sách tiền tệ
- Trong Bitcoin, chỉ có 21 triệu Bitcoin sẽ được tạo ra và điều này không thể thay đổi.
- Ở các CBDC, điều này sẽ nằm trong tay của tổ chức phát hành.
Địa lý
- BTC có thể truy cập cho tất cả mọi người mà không có giới hạn biên giới.
- CBDC sẽ bị giới hạn trong lãnh thổ do chính phủ phát hành xác định.
Lưu trữ
- Bất kỳ ai cũng có thể nhận và lưu Bitcoin bằng hạt giống bảo mật của riêng họ.
- Trong CBDC, người dùng có thể bị kiểm duyệt nếu họ không tuân thủ các yêu cầu.
Giao dịch
- Bất kỳ ai cũng có thể chuyển giá trị BTC của họ, miễn có Internet và khóa cá nhân của họ.
- CBDC phụ thuộc vào các yêu cầu do các ngân hàng trung ương áp đặt.
Thái độ của chính phủ đối với: Crypto, Blockchain, và CBDC
Đối với Cryptocurrency
Mặc dù các Ngân hàng Trung ương không phủ nhận sự phát triển vượt bậc của tiền mã hóa, nhưng tiền điện tử nói chung vẫn tạo ra một tâm lý tiêu cực và e dè giữa các Ngân hàng Trung ương, với các lập luận như sau:
- Crypto không đáp ứng các chức năng của tiền tệ, vì vậy nó không phải là một loại tiền tệ.
- Crypto là một phương tiện đầu cơ, biến động cao, làm biến dạng thị trường, biến hình thức đầu tư thoát khỏi nền kinh tế thực, và dễ tạo ra các bong bóng tiền điện tử.
- Crypto không chịu sự quản lý của nhà nước nên dễ xảy ra phạm pháp và các nhà đầu tư chịu rủi ro cao.
Đối với Blockchain
Blockchain – công nghệ nền tảng của tiền điện tử lại nhận được sự quan tâm và ưu ái đặc biệt từ chính phủ các nước bởi:
- Blockchain được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống tài chính và phi tài chính;
- Blockchain được xem là “vị cứu tinh” trong đại dịch Covid 19 và là thành phần quan trọng trong kế hoạch phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch;
- Blockchain được ứng dụng trong thanh toán quốc tế, để tăng cường hiệu quả và tốc độ thanh toán;
- Blockchain được xem là công nghệ tiên phong trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia, như ở Trung Quốc.
Đối với CBDC
Ngân hàng Trung ương của các cường quốc trên thế giới đang bước vào cuộc đua phát hành CBDC. Dưới đây là tóm tắt nhanh về tiến trình triển khai CBDC của một số Ngân hàng Trung ương trên thế giới trong hệ thống chính sách tiền tệ của họ:
- Trung Quốc – Quốc gia có dân số lớn nhất thế giới đã thông báo vào năm 2019 rằng vào đầu năm 2020, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), sẽ thử nghiệm “Thanh toán tiền tệ kỹ thuật số ”. Trung Quốc hiện đang nắm giữ vị thế dẫn đầu khi quốc gia này đã đi được hơn một nửa chặng đường và áp dụng đồng CBDC của mình là e-CNY vào thanh toán tại một số khu vực, cường quốc Châu Á này còn lên kế hoạch cho phép người nước ngoài sử dụng e-CNY vào thế vận hội mùa đông năm tới.
- Thụy Điển – Một trong những quốc gia thử nghiệm CBDC sớm nhất, Ngân hàng Trung ương của Thụy Điển, Riksbank đã thí điểm đồng CBDC có tên là “e-krona”, nhằm đối phó với sự sụt giảm nhanh chóng trong việc sử dụng tiền giấy.
- Uruguay – Ngân hàng Trung ương Uruguay đã chạy chương trình thử nghiệm cho “e-peso” từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. Chương trình đã thành công, nhưng việc triển khai quy mô lớn hơn chưa được công bố.
- Thổ Nhĩ Kỳ – Sau khi lạm phát mất kiểm soát trong năm 2018 và 2019, ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định thử nghiệm và phát hành “đồng lira kỹ thuật số” vào năm 2020.
- Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất – Cuối năm 2019, các nhà lãnh đạo của hai quốc gia Trung Đông giàu có đã đồng ý thử nghiệm một CBDC chung có tên “Aber”. Nó sẽ được thử nghiệm tại các ngân hàng được chọn trong tương lai.
- Pháp – Thành viên khu vực đồng Euro đã thông báo rằng họ sẽ bắt đầu một chương trình thử nghiệm cho dự án đồng Euro kỹ thuật số đầu tiên trong quý một của năm 2020.
Những thách thức CBDC phải đối mặt
Vấn đề lớn nhất đối với việc thực hiện CBDC trên quy mô lớn là không ai chắc chắn 100% rằng họ biết CBDC sẽ hoạt động như thế nào, do đó, tiền giấy vẫn là lựa chọn an toàn hơn vì nó đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ.
Dưới đây là một số thách thức cụ thể nảy sinh trong các cuộc thảo luận về CBDC:
- Hệ thống Ngân hàng – CBDC có khả năng thay thế một phần của hệ thống ngân hàng tư nhân hiện tại, đặc biệt là khi chúng ta vừa mới rời khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần một thập kỷ.
- Định nghĩa về tiền – Các ngân hàng trung ương lo lắng rằng CBDC có thể thay thế tiền tệ truyền thống quá nhanh.
- Vai trò của các Ngân hàng Trung ương – Việc thực hiện CBDC có thể thay đổi đáng kể những gì mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và ECB thực sự làm. Nó sẽ buộc các ngân hàng trung ương phải đưa ra các loại phí và cơ sở hạ tầng cạnh tranh chỉ áp dụng với các ngân hàng tư nhân ngày nay.
- Trao quyền hợp pháp cho tiền điện tử – Một nỗi sợ hãi lâu nay đối với nhiều người trong cộng đồng Ngân hàng Trung ương là Bitcoin có thể phá bỏ quyền kiểm soát tiền tệ khỏi họ. Việc thêm một loại tiền kỹ thuật số cạnh tranh thực sự có thể hỗ trợ tính hợp pháp của tiền điện tử cho các giao dịch hàng ngày.
- Thanh toán xuyên biên giới – Việc CBDC thiếu khả năng tham gia vào các khoản thanh toán xuyên biên giới là một trong những triệu chứng của việc chấp nhận hạn chế, giới hạn chức năng và việc áp dụng. Đây cũng là một điểm khác biệt chính khác với tiền điện tử, vốn không có biên giới.
Kết luận
CBDC có tiềm năng cải thiện đáng kể tài chính đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho cả cá nhân và chính phủ, chẳng hạn như thực hiện các giao dịch xuyên biên giới nhanh hơn và rẻ hơn, chống tội phạm liên quan đến thanh toán và kiểm soát việc phát hành tiền hiệu quả hơn. Tuy nhiên CBDC cũng đặt ra nhiều thách thức đối với chính phủ về mặt công nghệ cũng như các quy định liên quan. Nhưng nếu các Ngân hàng Trung ương nắm vững được công nghệ cốt lõi, cũng như dung hòa được giữa nền kinh tế truyền thống và nền kinh tế mới nổi có thể tin rằng CBDC sẽ trở thành đường ray để thế giới chuyển sang một nền kinh tế mới. Cuối bài xin trích lời của CEO Microsoft, Satya Nadella, khi nói về công nghệ:
Ngành công nghiệp của chúng ta không tôn trọng truyền thống – nó chỉ tôn trọng sự đổi mới.
Tham khảo thêm:
Góc chuyên gia: CBDC THẬT ĐƠN GIẢN (Phần 2)
CBDC – Tiền pháp định Kỹ thuật số dưới góc nhìn Kinh tế, Chính trị (Phần 3)
CBDC dưới góc nhìn của dân DEV (Phần 4)
Source: CryptoLeakVn tổng hợp