Hiện nay sự ra đời của các dự án ngày càng nhiều và nhanh chóng. Có dự án giá trị và được đầu tư tốt nhưng bên cạnh đó thì cũng có những kẻ lợi dụng xu hướng phát triển mới này để tạo ra các dự án lừa đảo với mục đích đánh cắp tiền của các nhà đầu tư. Vậy làm sao bạn có thể nhận ra các dự án DeFi scam đó. Hãy cùng trả lời các câu hỏi sau đây để hiểu hơn cách nhận biết dự án DeFI scam nhé.
1. Thường đặt tên dự án “ăn theo” các dự án DeFi đã “thành công”?
Thành công ở đây đó là việc họ có thể gọi được số vốn trong một khoảng thời gian ngắn. Những dự án này phần nào đã chứng minh được sức ảnh hưởng của nó đối với các nhà đầu tư. Họ đầu tư vì tiềm năng cũng như những gì mà dự án đã thể hiện được trong thời gian vừa rồi.
Cho nên để ăn theo sự thành công đó, các dự án DeFi scam cố tình đặt tên tương tự. Nó khiến cho không ít nhà đầu tư lầm tưởng đây là một dự án fork của dự án gốc hoặc có chung đội ngũ với dự án gốc kia.
2. Có quá nhiều người tranh luận về một dự án không?
Để nhận biết dự án DeFi scam, thì sự FOMO quá đà về một dự án, thổi phồng lên giá trị thực tế của nó sẽ là một dấu hiệu. Đi đâu bạn cũng thấy người ta khen quá lên về dự án đó. Thì lúc đó là lúc chúng ta nên đánh giá lại, đó có thực là như vậy không hay chỉ là chiêu trò mà thôi.
Trong đầu tư, có một bộ phận hay ăn theo những người nổi tiếng. Đó là khi chúng ta thần tượng hoặc theo dõi một người nổi tiếng nào đó thì nhất nhất những lời nói của họ sẽ là kim chỉ nam cho hành động đầu tư của chúng ta. Tuy nhiên, đầu tư phải có chính kiến của mình, lời người khác nói chưa chắc đã đúng.
Người có tầm ảnh hưởng không phải lúc nào cũng đứng về phía chúng ta. Do đó, nếu có một dự án nào nhận được sự ủng hộ của quá nhiều người có tầm ảnh hưởng cùng lúc thì nó cũng có thể là dấu hiệu của một dự án DeFi scam.
Xem thêm: >>> Các yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư DeFi phải biết
3. Có đợt pre-sale không?
Pre-sale nghĩa là đợt chào bán trước token của dự án, trước khi đợt chào bán chính thức cho công chúng diễn ra.
Không phải cứ Pre-sale là dự án scam. Nhưng nó cũng là một dấu hiệu không tốt cho dự án mà bạn muốn đầu tư.
Nhà phát triển có tiềm lực và có thể tạo ra sản phẩm tốt sẽ có thể sẽ tạo ra được một sản phẩm nguyên mẫu trước khi thực hiện bất cứ huy động vốn nào.
Dù cho nó rất đơn sơ, nhưng nó sẽ hoạt động và thể hiện được ý tưởng của nhà phát triển.
Nhưng nếu nhà phát triển không đủ khả năng tự mình xây dựng bất cứ thứ gì. Lại cần một số tiền tài trợ nhất định để tiếp tục.
Và nếu như, mục tiêu rốt cuộc chỉ là kiếm được nhiều tiền rồi nhanh chóng biến mất. Thì khi đó họ cần một đợt “Pre-sale” (Bán trước). Rẻ hơn nhiều so với một đợt IEO đầy đủ. Bạn có thể thực hiện Pre-sale ngay trên trang web dự án.
4. Có thông tin về đội ngũ phát triển của dự án không?
Đối với một dự án blockchain, thì đội dev có thể ẩn danh. Nhưng điều đó làm giảm mức tin cậy của dự án. Không thể biết được đội dev có tạo nên một dự án scam sau đó biến mất không dấu vết hay không.
Có thể hiểu như là nó hoạt động như thế này:
- Người sáng lập sở hữu rất nhiều token của dự án.
- Họ sẽ làm mọi thứ để khiến giá tăng.
- Sau đó bán toàn bộ tài sản.
Những đội ngũ khác như CEO, Advisor hay Marketing thì vấn đề ẩn danh là một điều đáng nghi ngờ.
5. Có sản phẩm hay lộ trình phát triển cụ thể không?
Đội ngũ phát triển sẽ “vẽ” ra một sản phẩm không có thực để che mắt nhà đầu tư. Hoặc là họ không có gì cả. Một dự án blockchain không thể chỉ hoàn thiện chỉ trong một vài tháng.
Do đó, một dự án không thường xuyên cập nhật về tiến độ phát triển sản phẩm. Thay vào đó họ chỉ tập trung chính vào các hoạt động marketing thì tỷ lệ rất cao nó sẽ được xếp hạng vào các dự án DeFi scam.
6. Có hay không “chuẩn bị ra mắt” nhưng vẫn chưa hoạt động?
Sẽ luôn an toàn khi bạn đầu tư vào những dự án đã vận hành giao thức của riêng họ. Ít nhất cũng là trên Testnet (Mạng thử nghiệm). Để nhận biết dự án DeFi scam, chúng ta phải xem xem nó có sản phẩm hay không.
Lý do rất rõ ràng: nhiều dự án có IEO mà không có sản phẩm trực tiếp sẽ biến mất, không bao giờ trở lại. Hoặc giá của token của dự án đó sẽ giảm. Hoặc cả hai điều này xảy ra.
7. Có kênh giao tiếp với nhà đầu tư không?
Các dự án DeFi thường xuyên tương tác với các nhà đầu tư. Mục đích giúp nhà đầu tư giải đáp các thắc mắc, nó còn là thời điểm để đội ngũ phát triển lắng nghe ý kiến từ các nhà đầu tư. Đa phần các dự án DeFi hiện nay đều tận dụng các kênh mạng xã hội như Discord, Telegram,… để lấy ý kiến cho dự án.
Ngược lại thì dự án scam lại không thích điều này. Gần như bạn không tìm thấy các kênh giao tiếp nào với họ. Hoặc nếu có, nó cũng không thường xuyên được trao đổi thông tin qua lại.
Với cơ chế phi tập trung, mọi quyết định ảnh hưởng đến dự án đều cần phải có sự thông qua của các nhà đầu tư thay vì đội dev hoàn toàn quyết định như hiện nay.
8. Có được Audit (Đánh giá an ninh)?
Đây là một vấn đề bắt buộc và diễn ra nhiều lần với tất cả thay đổi của dự án. Các dự án DeFi scam, thường họ sẽ bỏ qua khâu này. Một phần vì chi phí đắt đỏ, một phần để nhanh có sản phẩm để ra mắt nhà đầu tư.
Xem lại những đánh giá về dự án. Hãy xem các báo cáo đánh giá liên quan đến dự án đó (Audit). Bất kỳ dự án DeFi nào đáng giá họ sẽ mời các chuyên gia đánh giá trong ngành như ChainSecurity, Quantstamp,… để tiến hành đánh giá thủ công dự án.
Tiếp theo cần kiểm tra là những gì mọi người khác đang nói, bao gồm chính các nhà phát triển, trên trang web của họ và các diễn đàn khác. Hãy thử xem cách họ xử lý các cuộc khủng hoảng truyền thông (nếu có) liên quan đến dự án.
Giám sát, kiểm tra các giao dịch của dự án: Thông qua các công cụ như EtherScan , ETHProtect.
Nguồn: Tổng hợp