Sau một tuần đầy biến động do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina, thị trường tiền mã hóa bước vào giai đoạn hồi phục.
Bitcoin hiện đang giao dịch ở ngưỡng $43,000, đây là lần đầu tiên đồng tiền mã hóa này ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất kể từ giai đoạn cuối tháng 2, theo dữ liệu từ CoinMarketCap.
Những tín hiệu tích cực cho nhà đầu tư
Không tính riêng Bitcoin, toàn bộ thị trường tiền số đều cho thấy những dấu hiệu tịch cực khi “sắc xanh” xuất hiện nhiều hơn trên bảng điện tử, các đồng coin nền tảng đều ghi nhận mức tăng trưởng trung bình từ 7% cho đến 20%, vốn hóa thị trường hồi phục 200 tỷ đô-la, bằng với mức giảm vào thời điểm Tổng thống Putin tuyên bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraina.
Tính tại thời bài viết này được biên soạn, vốn hóa thị trường đang giữ ở mức 1.92 tỷ đô, tăng trưởng 11% trong vòng 24 giờ qua. Nhóm 10 đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới ghi nhận đà tăng trưởng mạnh. Trong đó, đồng Terra và Avalanche đang dẫn đầu trong xu hướng hồi phục khi ghi nhận mức tăng lần lượt là 20.13% và 17.6%. Tuy vậy, Ethereum, đồng tiền có giá trị vốn hóa cao thứ hai thế giới chỉ ghi nhận đà tăng nhẹ ở mức 9%; song đây vẫn là những dấu hiệu vô cùng lạc quan cho các nhà đầu tư.
Niềm tin chiến tranh sẽ sớm kết thúc
Theo thông tin từ glassnode, nhiều “cá mập” trên thị trường đã bắt đầu “dự trữ” Bitcoin, trong đó các nhà đầu tư nhỏ lẻ là nhóm đối tượng tích cực nhất trong hoạt động này. Đà hồi phục bắt đầu từ việc các “đồng minh” trong khối NATO và Mỹ liên tục áp đặt những lệnh trừng phạt nghiêm khắt hơn đối với Nga về mặt kinh tế khiến đồng “rúp” mất đi 30% giá trị so với đồng đô-la.
Ở chiều hướng khác, Thủ tướng Đức tuyên bố sẽ chi mạnh tay hơn cho Quốc phòng khi gia tăng mức chi tiêu cho quân sự lên trên 2% GDP quốc gia, đây được xem là bước thay đổi đáng kể trong chính sách quốc phòng của nước này kể từ sau chiến tranh lạnh. Theo Thủ tướng Đức Olaf Scholz, việc chi tiêu mạnh tay cho quốc phòng nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng bị trước các mối hiểm họa trong tương lai có thể xảy ra và bảo vệ nền hòa bình thế giới. Điều này làm củng cố thêm niềm tin về việc xung đột giữa Nga và Ukraina sẽ sớm kết thúc sau khi các bênh đàm phán thành công về các thỏa thuận chính trị.
Trong ngày 28/02, Cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine đã kết thúc tại Belarus và hai bên đã trở về thủ đô để tham vấn. Kết quả không hoàn toàn rõ ràng, nhưng theo tuyên bố của Putin, phi quân sự hóa Ukraina là điều mà Nga đang muốn hướng tới.
Các nhà đàm phán Ukraine và Nga sẽ trở lại thành phố thủ đô của họ sau các cuộc thảo luận để tham vấn trước vòng đàm phán thứ hai, có thể diễn ra trong những ngày tới, hãng tin Reuters trích dẫn tin tức Belta của Belarus cho biết.
Nhìn chung, vẫn còn quá sớm để nhận định bất kỳ điều gì bởi các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraina vẫn còn đang bị bỏ ngỏ, theo chuyên gia phân tích thị trường tiền số Yuya Hasegawa từ Bitbank, cuộc thảo luận giữa Tổng thống Nga và Ukraina sẽ quyết định thị trường vài ngày tới. Nếu mọi thứ trở nên xấu đi, không chỉ riêng tiền mã hóa, ngay cả chứng khoán cũng sẽ ghi nhận mức giảm mạnh.
Sức mạnh của tiền mã hóa trong chiến tranh
Một khía cạnh khác được làm nổi bật lên kể từ khi cuộc xung đột địa chính trị của Nga và Ukraine bùng nổ, chính là sức mạnh của tiền điện tử được khai thác một cách hiệu quả. Theo Washington Post, xung đột giữa Nga và Ukraine là “cuộc chiến tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới”, khi cả 2 bên đều tìm cách tận dụng ưu thế của loại tiền tệ không biên giới, không chịu sự quản lý tập trung.
Kể từ khi Quân đội Ukraine khẳng định Nga châm ngồi chiến tranh với 4 tên lửa đạn đạo được phóng từ phía Belarus nhằm vào lãnh thổ nước này vào ngày 24/2. Một số tổ chức phi chính phủ kêu gọi quyên góp ủng hộ Ukraine thông qua tiền mã hóa. Tính đến ngày 28/2. Số tiền điện tử được gửi đến chính phủ, quân đội và tổ chức từ thiện Ukraine đã vượt qua 37 triệu đô la. Các khoản tiền được quyên góp bao gồm Bitcoin , Ether, Tether và các loại tiền thay thế khác. Đơn vị nhận nhiều nhất các khoản quyên góp tiền điện tử là “Quỹ dự trữ của Ukraine”, với khoảng 13 triệu đô la. Tiếp theo, Come Back Alive đã nhận được hơn 7,2 triệu đô la quyên góp BTC. Sau đó, có UkraineDAO đang tìm cách bán một mã thông báo NFT để tài trợ cho các tổ chức dân sự Ukraine.
Bên cạnh đó, Sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu Binance đã quyên góp 6 triệu đô la thông qua nền tảng huy động vốn cộng đồng bằng tiền điện tử mới, để giúp đỡ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tổng cộng, sàn giao dịch đã quyên góp được 10 triệu đô la cho các tổ chức của Ukraine. Nhưng những người đam mê tiền điện tử cũng đang yêu cầu chính phủ Ukraine mở rộng việc chấp nhận đóng góp tiền điện tử cho các loại tiền điện tử khác, không chỉ BTC, ETH và USDT.
Ngoài ra, một số người dân tại quốc gia này bắt đầu chuyển sang sử dụng Bitcoin vì máy ATM hết tiền và ngừng hoạt động. Hai nhà báo người Đan Mạch dùng Bitcoin để mua một chiếc Mazda 3 qua sử dụng với giá 0,059 BTC vì tiền mặt trở nên khan hiếm và giao dịch ngân hàng đình trệ tại Dnipro, Ukraine.
Sức mạnh của tiền mã hóa không chỉ được Ukraine tận dụng, bản chất mở của tiền mã hóa là một con đường 2 chiều. Các chuyên gia dự đoán Nga và một số nhà lãnh đạo của họ sẽ chuyển sang tiền mã hóa để lách các lệnh trừng phạt kinh tế. Bản thân công nghệ của Bitcoin không chia phe.