Bitcoin (BTC) có lẽ đã không còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên vẫn có khá nhiều cộng đồng non crypto chưa thực sự hiểu Bitcoin là gì và có những cái nhìn không khách quan về nó. Bitcoin chính là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên google cuối năm 2017 – đầu năm 2018. Và Bitcoin lần đầu được giới thiệu là một thuật toán nguồn mở do một hoặc tổ chức lập trình viên ẩn danh tên là Satoshi Nakamoto phát minh vào năm 2009. Vậy đồng tiền mã hóa này có gì đặc biệt? Tìm hiểu ngay “ông vua” của giới crypto ngay tại đây.
Bitcoin (BTC) là gì?
Bitcoin (ký hiệu: BTC hay XBT) là một đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được tạo ra bởi Satoshi Nakamoto – bút danh của cha đẻ Bitcoin, danh tính của ông đến nay vẫn là một bí ẩn, Bitcoin sử dụng giao thức ngang hàng (peer-to-peer) trên nền tảng công nghệ Blockchain cho tất cả các giao dịch, tức là nó loại bỏ hoàn toàn bên thứ ba trung gian, tiền sẽ được gửi trực tiếp từ người này sang người kia, vì vậy, phí giao dịch gần như bằng 0, không có bất cứ quốc gia, tổ chức nào kiểm soát các giao dịch này.
Bitcoin là đồng tiền điện tử đại diện cho loại tiền tệ ẩn danh của internet mà chúng ta gọi chung là Cryptocurrency (tiền điện tử, tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa), đặc điểm khác biệt của loại tiền tệ này với nhiều người là nó ẩn danh, không bị kiểm soát bởi chính chủ và chi phí giao dịch cực kỳ thấp.
Ai tạo ra Bitcoin?
Satoshi Nakamoto là cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi có ai đó hỏi người đã tạo ra Bitcoin. Tuy nhiên chưa có một bằng chứng nào xác minh rằng Satoshi là một nhân vật hay tổ chức.
Vào năm 2010, cộng đồng phát triển đồng tiền Bitcoin dần mất liên lạc với Satoshi, sau khi Satoshi đưa khóa báo động lúc mạng lưới Bitcoin bị tấn công cho Gavin Andresen. Đến nay, người tạo ra Bitcoin vẫn còn là một ẩn số, có một vài cái tên bị gọi như Nick Szabo – người đam mê tiền tệ phân tán, xuất bản bài báo Bit Gold được coi là tiền thân của Bitcoin, Hal Finney – người tiên phong về mã hóa và là người đầu tiên sử dụng phần mềm Bitcoin,…
Lịch sử hình thành Bitcoin
Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, trở thành nền móng cho sự phát triển của thị trường crypto hiện tại. Theo thông tin từ Wikipedia:
Vào năm 2007 đồng tiền Bitcoin chính thức ra đời do Satoshi Nakamoto thiết kế, ông tin rằng có thể tạo ra một hệ thống giao dịch mà những thành viên tham gia không cần tin tưởng lẫn nhau.
Năm 2008, tên miền Bitcoin.org được đăng ký và nhắc đến lần đầu tiên vào 31/08/2008 trong bản cáo bạch về phương thức thanh toán ngang hàng của Satoshi.
Vào ngày 03/01/2009, Bitcoin được đưa vào sử dụng với khối Bitcoin đầu tiên có tên Genesis Block.
Giao dịch đầu tiên được thực hiện giữa Satoshi và nhà mật mã học Hal Finney vào ngày 12/01/2009 với số lượng 10 BTC ngay vào thời điểm phần mềm Bitcoin được phát hành, đánh dấu sự ra đời của đồng tiền điện tử không chịu sự kiểm soát và ảnh hưởng của chính phủ hay ngân hàng trung ương của bất kỳ quốc gia nào.
Ngày 22/10/2010, Bitcoin được sử dụng để mua hàng hóa lần đầu tiên – 2 bánh pizza với giá 10000 Bitcoin (tương đường 25$ thời điểm đó).
Năm 2013, những dịch vụ lớn như Foodler, Reddit, OKCupid, Humble Bundle, Baidu và Gyft bắt đầu sử dụng Bitcoin làm đồng tiền thanh toán. Máy ATM bán Bitcoin đầu tiên xuất hiện tại Canada.
Tháng 12 năm 2013, đại lý mua bán Bitcoin đầu tiên có tên Bitcoin VietNam xuất hiện tại nước ta. Đơn vị này giao dịch trực tiếp với các đối tác tại Singapore, Mỹ,… và sàn giao dịch VBTC.
Năm 2014, sự kiện Silk Road xảy ra làm uy tín của Bitcoin giảm mạnh, sở tài chính New York đã phải đứng ra đưa Bitcoin vào diện đồng tiền được pháp luật bảo hộ.
Năm 2015, ngân hàng lớn của Anh là Barclays chấp nhận Bitcoin, cho phép người dùng góp từ thiện bằng BTC.
Tháng 11/2015, ký hiệu Bitcoin (₿) đã được chính thức đưa vào bộ mã Unicode tại vị trí U+20BF trong bảng mã này.
Năm 2017, Nhật Bản công nhận Bitcoin là phương thức thanh toán chính thức.
Ngày 03/08/2018, tổ chức Intercontinental Exchange – chủ sở hữu Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã công bố hợp tác với Microsoft, Boston Consulting Group, Starbucks để mở sàn giao dịch Bitcoin có tên là Bakk.
Vào tháng 10/2021, Bitcoin có thời điểm vượt mốc 64.000 USD/ 1 BTC – mức giá cao nhất trong lịch sử đồng tiền điện tử này.
Bitcoin vận hành như thế nào?
Một người dùng chỉ có thể nhìn thấy lượng Bitcoin trên ví của mình cùng với các kết quả giao dịch.
Về phần công nghệ nền tảng, mạng lưới Bitcoin còn chia sẻ một sổ cái công có tên là “blockchain”. Sổ cái này chứa mọi giao dịch đã từng được thực hiện. Sổ cái lưu giữ số này được bỏ trong các “block”.
Nếu bất kỳ ai cố thay đổi một chữ hoặc số trong các block giao dịch, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các block theo sau. Sao tính công cộng của sổ cái, sai sót hoặc lừa đảo cũng có thể bị phát hiện và khắc phục bởi bất kỳ ai.
Ví của người dùng có thể xác nhận tính hợp lệ của mỗi giao dịch. Tính xác thực mỗi giao dịch được bảo vệ bởi một chữ ký số tương ứng với địa chỉ gửi đi.
Nhờ quy trình xác minh và dựa trên nền tảng giao dịch bảo mật, có thể mất tới vài phút để hoàn tất một giao dịch BTC. Giao thức Bitcoin được thiết kế sao cho mỗi block có thể mất đến 10 phút để đào lên.
Đơn vị của đồng tiền điện tử Bitcoin
Bất cứ đồng tiền nào cũng sẽ có đơn vị, như VNĐ sẽ là đồng, USD là cent, còn đơn vị của Bitcoin chính là Satoshi – đây cũng là đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin và được đặt theo tên của nhà sáng lập Satoshi nakamoto.
1 BTC = 100,000,000 Satoshi, tức là bạn có thể chia nhỏ một BTC ra để mua bán, đây cũng là một trong những ưu điểm của BTC, phù hợp với nhu cầu đầu tư của từng người.
Các đặc tính của Bitcoin
Phi tập trung
Một trong những mục tiêu chính của Satoshi Nakamoto khi tạo ra Bitcoin là tạo ra sự độc lập khỏi sự kiểm soát của bên thứ ba. Mạng lưới này được thiết kế để mỗi người, mỗi doanh nghiệp cũng như thiết bị sử dụng trong khai thác, xác nhận giao dịch sẽ là những thành phần chính của mạng lưới rộng lớn. Ngoài ra, thậm chí nếu một phần của hệ thống bị sắp, tiền vẫn tiếp tục được lưu thông.
Ẩn danh
Ngày nay, các ngân hàng hầu như đều biết mọi thứ về khách hàng của mình: lịch sử tín dụng, địa chỉ, số điện thoại, các thói quen chi tiêu và vân vân. Bitcoin thì hoàn toàn ngược lại, vì các ví điện tử không hề liên kết đến một thông tin cá nhân nào. Và mặc dù có ủng hộ tính ẩn danh không bị theo dõi của BTC, một số những người khác cho rằng loại hình giao dịch này có thể bị tội phạm ma túy, khủng bố hay rửa tiền lợi dụng.
Tính minh bạch
Tính ẩn danh của Bitcoin chỉ tương đối, mỗi giao dịch BTC đều được lưu trữ trong Blockchain. Về mặt lý thuyết, nếu địa chỉ ví của bạn được sử dụng công cộng, bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu số dư nếu nghiên cứu kỹ sổ cái blockchain. Tuy nhiên, truy vết một địa chỉ Bitcoin của một người dùng hầu như là không thể.
Những ai muốn giao dịch ẩn danh có thể sử dụng nhiều phương pháp. Có một số loại ví nhất định ưu tính vào tính năng bảo mật bạn có thể tin dùng, nhưng phương pháp đơn giản nhất là sử dụng nhiều địa chỉ kết hợp với chia sẻ rủi ro ra nhiều ví khác nhau.
Tốc độ cao
Mạng lưới Bitcoin thực hiện nhiều thanh toán hầu như là ngay lập tức, chỉ tốn vài phút để một người phía bên kia địa cầu có thể nhận được tiền của bạn trong khi phải mất vài ngày đối với hệ thống liên ngân hàng quốc tế hiện tại.
Không thoái thác
Một khi bạn đã gửi Bitcoin, không có cách nào có thể lấy lại trừ khi người nhận đồng ý hoàn trả cho bạn. Việc này có thể làm minh chứng thanh toán, nghĩa là bất kỳ ai mà bạn đang giao dịch không thể lừa bạn bằng cách nói rằng họ chưa nhận được tiền.
Lợi ích của Bitcoin
Sự tự do
BTC được thiết kế với một tư duy tự do. Quan trọng hơn cả là tính độc lập khỏi sự kiểm soát tập quyền bên thứ ba trong các giao dịch. Khi mua một món đồ gì, tiền điện tử hiện tại cũng trở nên tiện lợi ngang tiền pháp định trong những năm gần đây. Đặc biệt nếu bạn đang mua đồ từ một số thị trường deep web thì BTC là hình thức thanh toán hoàn toàn lý tưởng so với các đồng tiền tệ khác.
Tính tiện lợi cao
Một trong những đặc thù của tiền là tính tiện lợi, nghĩa là phải dễ mang theo và sử dụng. Vì Bitcoin hoàn toàn là công nghệ kỹ thuật số, tất cả khoản tiền đều được giữ trong một ứng dụng hoặc ví cứng.
Tiền điện tử giúp mọi người tự do gửi và nhận tiền chỉ bằng cách quét mã QR hoặc là thông qua vài bước truy cập ví online. Hầu như không tốn bao nhiều thời gian, phí giao dịch không cắt cổ và tiền đi trực tiếp từ người này sang người khác mà không cần bất kỳ trung gian rườm ra nào. Tất cả bạn cần chỉ là kết nối Internet.
Được chọn mức phí giao dịch
Một lợi ích không thể tranh cãi trong mạng lưới Bitcoin là việc tự do chọn mức phí giao dịch hoặc là thậm chí có thể không trả gì. Phí giao dịch được dành cho thợ đào, chỉ sau khi một số block mới được hình thành. Thường thì người gửi sẽ trả toàn bộ phí, khấu trừ phí này vào người nhận có thể bị coi là một giao dịch không hoàn tất.
Phí giao dịch là hoàn toàn tự nguyện và là động lực để thợ đào tiếp tục làm việc. Cơ chế này cũng là nguồn thu nhập chính trong ngành khai thác tiền điện tử, mang lại nhiều tiền hơn cho họ so với ngành công nghiệp đào truyền thống. Các hoạt động đào Bitcoin sẽ dừng lại tại một thời điểm nào đó trong tương lai khi toàn bộ lượng Bitcoin đã được đào lên.
Vì vậy, thị trường tiền điện tử sẽ có một dạng đánh đổi khác đó là chọn giữa chi phí hoặc thời gian chờ đợi giao dịch. Phí giao dịch cao sẽ đồng nghĩa thời gian giao dịch nhanh, trong khi đó một số người dùng có thể chờ đợi để tiết kiệm tiền.
Không có trong PCI
PCI viết tắt là Ngành công nghiệp thẻ thanh toán. Các sản phẩm của ngành công nghiệp này là ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, mạng lưới POS và các dịch vụ liên quan. Nó bao gồm tất cả những tổ chức lưu trữ, phát hành thẻ dữ liệu thanh toán. Hiện tại một số quy định bảo mật nghiêm ngặt và hầu hết các hãng thẻ thanh toán đều tham gia.
Khi những quy định thống nhất có thể tốt đối với các công ty lớn, song, hệ thống lại không xem xét cụ thể từng nhu cầu của cá nhân. Khi sử dụng Bitcoin, bạn không cần phải tuân theo các quy chuẩn của PCI. Việc này cho phép người dùng có thể tham gia vào các thị trường nơi mà thẻ tín dụng không có hoặc rủi ro lừa đảo rất là cao.
Vì thế, người dùng hạ thấp phí giao dịch, cơ hội mở rộng thị trường và giảm chi phí vận hành sẽ mở ra.
Tính bảo mật và kiểm soát
Người dùng Bitcoin có thể kiểm soát các giao dịch của mình, không ai có thể rút tiền từ tài khoản của bạn mà không nhận được sự ủy quyền. Đối với trường hợp thanh toán, không ai có thể dễ dàng đánh cắp thông tin thanh toán từ doanh nghiệp như thẻ tín dụng truyền thống.
Người dùng BTC cũng có thể bảo vệ tiền của mình bằng cách sao lưu private key. Ngoài ra, các thông tin cá nhân hoặc danh tính cũng được bảo vệ, không bị tiết lộ thông qua quá trình giao dịch.
Bitcoin minh bạch và trung lập
Mỗi giao dịch cũng như thông tin về BTC đều được công khai trên Blockchain. Bạn có thể kiểm tra và sử dụng chúng tính theo thời gian thực. Giao thức BTC được mã hóa, do đó con người hoặc tổ chức không thẻ can thiệp, kiểm soát và chi phối. Mạng lưới này hoàn toàn phi tập trung, không ai hoàn toàn kiểm soát. Vì vậy Bitcoin được cho là một trong những công nghệ trung lập, minh bạch nhất từ trước đến nay.
Bitcoin không thể làm giả
Một trong những cách phổ biến nhất để làm giả trong thế giới kỹ thuật số là sử dụng một đồng tiền hai lần, khiến cả hai giao dịch đều mang tính chất lừa đảo. Hiện tượng này được gọi là “double spend” – lặp chi. Để giải quyết vấn nạn này, Bitcoin, khác với những đồng tiền điện tử khác, sử dụng công nghệ Blockchain cùng nhiều cơ chế đồng thuận khác để xây dựng nên một giao thức hoàn chỉnh.
Nhược điểm của Bitcoin
Nghi vấn pháp lý
Tình trạng pháp lý của Bitcoin tại nhiều quốc gia khác nhau vẫn thực sự chưa rõ ràng. Một số chính phủ thì ủng hộ sử dụng, giao dịch BTC trong khi nhiều nước khác thì lại cấm và đặt BTC ngoài vòng pháp luật vì các đặt điểm trên.
Có rất nhiều quan ngại xoay quanh việc Bitcoin bị các tổ chức tội phạm lợi dụng. Một số tờ báo cho rằng, tính phổ biến của Bitcoin nằm ở các giao dịch phi pháp. Thực tế thì khi trang web thị trường chợ đen Silk Road bị sập, giá trị của Bitcoin lập tức giảm.
Mức độ công nhận
Bitcoin được công nhận và hoàn toàn hợp pháp tại nhiều nước, tuy nhiên một vài chính phủ vẫn chưa có khung pháp lý cụ thể đối với loại tài sản này, trong khi số khác thì đã chọn cách ban hành lệnh cấm trong khi xem xét các dự luật cần thiết liên quan.
Đa số các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ đều quen với BTC. Hầu như không thể cấm tất cả các đồng tiền điện tử.
Rủi ro mất key
Key là một mật khẩu hỗn hợp số và chữ dùng để truy cập vào ví Bitcoin. Mất key này đồng nghĩa với việc mất luôn cả ví tiền. Tuy nhiên, hầu hết các ví hiện tại đều có cơ chế sao lưu dự phòng, và rõ ràng người dùng nên làm như vậy trước khi sử dụng ví.
Tính biến động
Giá của Bitcoin liên tục tăng và giảm, trải qua nhiều vòng tuần hoàn và nhiều lần vỡ bong bóng giá kinh điển. Sau những lần lập đỉnh giá cao ngất ngưỡng thì giá trị vốn hóa của Bitcoin lại bị thổi bay rất nhanh. Giá trị của Bitcoin không thể dự đoán, giá tăng nhanh và cũng giảm một cách chóng mặt. Đây sẽ là một điểm trừ rất lớn trong mắt các nhà đầu tư.
Phát triển liên tục
Tương lai của Bitcoin hiện vẫn chưa xác định rõ ràng. Hiện tại, chính phủ và ngân hàng không thể kiểm soát BTC vì vậy hầu như là không thể quản lý. Tuy nhiên, càng phát triển thì chính phủ các cố gắng đưa nó vào quỹ đạo pháp lý Khi đó một đồng Bitcoin sẽ mất đi bản sắc vốn có và sẽ trở thành một đồng tiện tệ thông thường.
Cập nhật giá Bitcoin qua các năm
Trong năm 2021, giá của Bitcoin đã liên tục đạt những đỉnh cao, vượt qua 60.000 USD/ 1 BTC.
Thời điểm 2013 – 2017 mức giá chỉ giao động khoảng từ 100 USD/ 1 BTC đến dưới 1.000 USD/ 1 BTC.
Cuối năm 2017 mức giá gần đạt 20.000 USD/ 1 BTC nhưng sau đó giảm quanh quẩn trong khoảng 3.000 USD/ 1 BTC đến 10.000 USD/ 1 BTC.
Đầu năm 2021 giá Bitcoin tăng vọt vượt lên 63.000 USD/ 1 BTC (04/2021) và giảm sâu xuống mức giá 31.000 USD/ 1 BTC (07/2021).
Ngày 11/09/2021 giá Bitcoin lập đỉnh mới đạt 66.000 USD/ 1 BTC và thời điểm hiện tại mức giá giao động khoảng 42-45.000 USD/ 1 BTC
Tại sao Bitcoin lại giảm giá?
Nhìn vào thực tế thay đổi giá của Bitcoin có thể thấy có thời điểm giá tăng cực cao, nhưng có khi lại giảm sâu. Nhiều chuyên gia cho rằng lý do mà giá Bitcoin bị giảm do một vài nguyên nhân sau đây:
Áp lực chốt lời từ chính các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.
Cục dự trữ liên bang Mỹ thắt chặt hoạt động kiểm soát tiền số, các phiên điều trần diễn ra đối với những công ty, tổ chức tiền điện tử.
Do áp lực của Covid 19 và biến chủng Omicron.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà không chỉ BTC, toàn thị trường crypto có thể bị ảnh hưởng.
Tính hợp pháp của Bitcoin tại các nước trên thế giới
Bản đồ dưới đây mô tả tính hợp pháp của bitcoin trên toàn thế giới:
- Xanh lá: Hợp pháp
- Vàng: Pháp luật không cấm, nhưng cũng không thừa nhận, gây nhiều tranh cãi.
- Hồng: Vẫn gây tranh cãi nhưng không bị cấm trực tiếp.
- Đỏ: Luật pháp dị nghị với BTC
Lưu trữ Bitcoin ở đâu?
Có lẽ bạn đang thắc mắc làm sao để gửi bitcoin, gửi bằng cái gì và lưu trữ bitcoin ở đâu? Thì ví bitcoin chính là câu trả lời, ví bitcoin được sử dụng để lưu trữ, giao dịch bitcoin.
Một số trang uy tín cho phép tạo ví bitcoin như: Blockchain, Coinbase, Jaxx, Atomic, Exodus, Electrum,…
Hầu hết các ví lưu trữ bitcoin đều có tính bảo mật cực cao qua nhiều lớp, Nếu muốn đăng nhập cần phải xác thực qua email và sđt hoặc phải nhập mã bảo mật google authenticator.
Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được để lộ thông tin ví cho bất cứ ai. Vì nếu họ có thông tin đăng nhập vào ví của bạn.
Họ có thể thực hiện giao dịch và đánh cắp toàn bộ số bitcoin có trong ví của bạn.
Có 2 loại ví bitcoin: ví nóng, ví lạnh
Ví nóng là loại ví mà bạn biết và hay sử dụng hiện nay. Ví dụ như là Atomic, Exodus, Jaxx, Blockchain đều là ví nóng.
Mức độ bảo mật của ví nóng cũng rất ổn. Nhưng nếu máy tính hay điện thoại của bạn có virus hay dùng phần mềm crack thì tốt hơn hết bạn hãy cài lại máy để đảm bảo an toàn cho bạn.
Còn với ví lạnh, thì bạn yên tâm hơn về độ bảo mật bởi kể cả khi máy tính bạn nhiễm virus thì hacker cũng khó có thể lấy tài sản tiền điện tử của bạn.
Xem thêm >>> Một số ví mã hóa tốt nhất bạn nên biết
Những hình thức đầu tư Bitcoin phổ biến hiện nay
Hiện nay tồn tại rất nhiều hình thức đầu tư Bitcoin được đa số mọi người lựa chọn:
Đào Bitcoin
Trở thành một thợ mỏ, sử dụng các máy đào với cấu hình khủng để đào Bitcoin. Hoặc chúng ta cũng có thể tìm các trang đào bitcoin miễn phí để có cơ hội sở hữu chúng.
Mua và nắm giữ BTC lâu dài
Bạn không cần biết quá nhiều về kỹ thuật phân tích, chỉ cần đợi giá thấp mua vào và giá cao bán ra để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên việc ra quyết định mua bán đòi hỏi nhà đầu tư biết đánh giá, dự đoán phân tích cơ bản. Bạn có thể mua trực tiếp trên sàn giao dịch hoặc trên chợ đen.
Giao dịch Bitcoin
Đây là hình thức kiếm lời từ BTC trong thời gian ngắn chỉ từ vài giờ hoặc vài ngày. Bạn sẽ trở thành một Trader, sử dụng kỹ thuật phân tích biểu đồ giá cả với BTC, tìm ra điểm mua vào và bán ra thích hợp.
Ngoài ra còn nhiều hình thức đầu tư khác như ICO, giao dịch ký quỹ,… mà mọi người có thể tham khảo, lựa chọn cách thức phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân.
Bạn đã hiểu được các thông tin chi tiết về Bitcoin, hi vọng bài viết này hữu ích cho các nhà đầu tư.