Một Quỹ đại học 10 nghìn tỷ yên (90 tỷ USD) mới của Nhật Bản đang tìm cách đầu tư vào các tài sản tiền điện tử và cổ phiếu nước ngoài, nhằm thúc đẩy lợi nhuận vượt trội hơn so với các quỹ hưu trí bảo thủ của nước này.
Masakazu Kita muốn danh mục đầu tư của quỹ bao gồm ít nhất một số tài sản thay thế, chẳng hạn như vốn cổ phần tư nhân, bất động sản hoặc cơ sở hạ tầng, tiền mã hóa và cũng có thể đầu tư vào các quỹ đầu cơ. Kita phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư rằng quỹ sẽ thuê các chuyên gia tài sản thay thế.
Quỹ đại học dự kiến bắt đầu hoạt động vào cuối tháng Ba. Nó cần lợi nhuận nhanh chóng để thúc đẩy vị thế toàn cầu đang chùn bước của Nhật Bản trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, và hỗ trợ năng lực nghiên cứu tiên tiến mà nước này vẫn giữ được. Cùng với các sáng kiến khác như đầu tư muộn màng vào chất bán dẫn, chính phủ đã thừa nhận rằng đất nước cần có kết quả nhanh chóng để tránh bị tụt lại phía sau Trung Quốc.
Để đạt được mục tiêu đó, Kita – một cựu quản lý tiền tệ tại Ngân hàng Norinchukin – đã được giao nhiệm vụ đạt được mức lợi nhuận hàng năm 4,38%. Điều đó sẽ cho phép rót 300 tỷ yên vào lĩnh vực nghiên cứu cao cấp mỗi năm. Mục tiêu này cao hơn mức lợi nhuận trung bình 3,7% của Quỹ đầu tư hưu trí lớn nhất chính phủ Nhật Bản trong hai thập kỷ qua, do đó quỹ đại học cần phải đầu tư vào các tài sản tương đối có rủi ro cao hơn, nhưng sinh lời nhiều hơn. Kita chia sẻ:
Tôi không nghĩ mục tiêu 4,38% là quá tham vọng. Với sự kết hợp và cân bằng tài sản phù hợp, nó sẽ có thể đạt được.
Một hội đồng chính phủ gần đây nói rằng quỹ nên đặt 65% vào cổ phiếu và 35% vào trái phiếu. Đó là một cách tiếp cận đầy tham vọng hơn so với GPIF, quỹ hưu trí lớn nhất thế giới, phân bổ đồng đều giữa bốn loại cổ phiếu và nợ nước ngoài và trong nước.
Trong khi việc phân bổ của GPIF được xem xét kỹ lưỡng do quy mô và tác động của nó đối với số lượng người hưởng lương hưu ngày càng tăng của Nhật Bản, quỹ đại học có thể ít được kiểm tra chặt chẽ hơn.