DeFi là một thuật ngữ khá phổ biến trong cộng đồng tiền điện tử một vài năm trở lại đây, DeFi cùng với Blockchain đã tạo ra một cuộc cách mạng tài chính trên không gian mạng…vậy DeFi là gì, sứ mệnh cũng như ưu và nhược điểm của DeFi là gì… Bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn khái quát nhất về DeFi.
DeFi là gì?
DeFi viết tắt của Decentralized Finance (tài chính phi tập trung / tài chính mở) là một hình thức tài chính dựa trên blockchain không phụ thuộc các trung gian tài chính như môi giới, sàn giao dịch hoặc ngân hàng để cung cấp các công cụ tài chính truyền thống và thay vào đó sử dụng các hợp đồng thông minh trên blockchain, Hiện tại, Ethereum là nền tảng có nhiều ứng dụng DeFi hoạt động nhất.
Mục đích ra đời của DeFi
Trong tài chính truyền thống (CeFi – Centralized Finance*), chính phủ, các ngân hàng…là những cơ quan quản lý và điều phối tiền tệ, người dùng sẽ không có quyền kiểm soát tài sản và tiền bạc của mình 100%, mà phải trao quyền quản lý tài sản của mình và phải đặt niềm tin vào bên thứ ba, Vì vậy, DeFi đã ra đời nhằm mục đích tạo ra một hệ thống tài chính mở cho mọi người, tại đó, mọi người có thể hoàn toàn kiểm soát được tài sản của mình. DeFi sinh ra không phải để cạnh tranh hay triệt tiêu nền tài chính truyền thống CeFi, mà DeFi tồn tại để cho người dùng có sự lựa chọn đa dạng trong phương thức quản lý tài sản, DeFi đem lại trải nghiệm thú vị khi cho phép người dùng tự làm chủ và tự chịu trách nhiệm với tài sản của chính mình.
Đặc tính của DeFi
- Permissionless (không cần sự cho phép): Bất kỳ ai ở bất kỳ đâu, thời điểm nào cũng có thể truy cập và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ DeFi mà không bị hạn chế quyền bởi bất kỳ ai.
- Trustless ( phi tín nhiệm):Tất cả các thỏa thuận và giao được mà 2 bên cam kết sẽ được đảm bảo qua smart contract.
- Transparency (minh bạch): Người dùng là người tự kiểm soát và quản lý tài sản của mình mà không cần ủy thác cho bên thứ 3, mọi giao dịch đều được công khai.
Những khác biệt cơ bản giữa DeFi và CeFi
CeFi | DeFi |
Hoạt động dựa vào Ngân Hàng, Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính | Hoạt Động trên nền tảng Blockchain |
Giao dịch bằng Tài sản hữu hình như Fiat | Giao dịch bằng token |
Giao dịch được bảo đảm bằng hợp đồng pháp lý theo quy định của pháp luật và cơ quan tài chính ban hành | Giao dịch được bảo đảm thông qua hợp đồng thông minh |
Người dùng phải cung cấp đủ thông tin cá nhân, giấy tờ thủ tục liên quan | Không yêu cầu xác minh danh tính |
Các thiệt hại rủi ro có thể được bảo đảm và bồi thường theo quy định pháp luật | Không ai đứng ra chịu trách nhiệm khi gặp rủi ro sự cố |
Ưu điểm của DeFi
- Tính tự chủ: Do DeFi cho phép người dùng sở hữu các khóa riêng, nên họ có quyền kiểm soát tiền và tài sản của mình trong hệ sinh thái DeFi mà không bị bất kỳ cơ quan hoặc một bên thứ ba nào giám sát, quản lý và chi phối
- Khả năng truy cập: Các ứng dụng DeFi được xây dựng trên nền tảng của các Blockchain, chúng là các mã nguồn mở, thiết kế mang tính toàn cầu. Vì vậy, chỉ cần kết nối với Internet, người dùng có quyền truy cập vào các dịch vụ DeFi mọi lúc, mọi nơi.
- Khả năng giao dịch: DeFi cho phép các nhà đầu tư giao dịch hiệu quả hơn vì họ không bị yêu cầu phải cam kết đầu tư toàn bộ giá trị cùng một lúc. Thay vào đó, họ có thể tùy ý lựa chọn hình thức mua bán.
- Tính minh bạch: Các quy ước giao dịch trên Defi được đảm bảo qua hợp đồng thông minh trên blockchain để mọi người có thể dễ dàng kiểm tra dự trữ, biết tỷ lệ cho vay chính xác hoặc thậm chí theo dõi các giao dịch .
- Trải nghiệm người dùng linh hoạt: Nếu bạn không thích giao diện của một Dapp bất kỳ, không sao, bạn có thể sử dụng giao diện của bên thứ ba hoặc xây dựng giao diện của riêng bạn. Hợp đồng thông minh giống như một API mở mà bất kỳ ai cũng có thể xây dựng ứng dụng.
- Có thể tương tác: Các ứng dụng DeFi mới có thể được xây dựng hoặc sáng tạo bằng cách kết hợp các sản phẩm DeFi khác nhau. Do đó Defi tạo ra hệ sinh thái có khả năng mở rộng và tích hợp.
- Tối ưu tốc độ và chi phí: Việc sử dụng blockchain làm nền tảng công nghệ và loại bỏ các bên trung gian giúp tốc độ thực hiện các giao dịch và thanh toán trên dApp trở nên nhanh chóng hơn, đồng thời cũng làm giảm bớt chi phí liên quan đến những hoạt động này.
Nhược điểm của DeFi
- Tính không ổn định: Nếu blockchain lưu trữ một dự án DeFi không ổn định, thì dự án sẽ thừa hưởng một cách tự nhiên sự không ổn định này từ blockchain chủ.
- Rủi ro hệ thống: DeFi hoạt động dựa trên cơ chế phân quyền, nên khả năng bị tấn công là có và nếu vấn đề xảy ra, không có một đơn vị nào đứng ra giải quyết.
- Trải nghiệm người dùng tiêu cực: Hiện tại, các dịch vụ DeFi gắn liền với các tài sản là tiền điện tử, đây là một lĩnh vực mới. Vì vậy, các ứng dụng DeFi đòi hỏi thêm nỗ lực từ phía người dùng.
- Quá nhiều ứng dụng trên thị trường: Hiện tại có quá nhiều ứng dụng tồn tại trong lĩnh vực DeFi. Rất nhiều sản phẩm “ăn theo” xu hướng DeFi và trong đó có nhiều ứng dụng scam (lừa đảo). Vì vậy người dùng khó để lựa chọn một ứng dụng chính xác.
- Không có khả năng khôi phục tài khoản: Người dùng có khả năng mất tài sản của mình trên nền tảng khi mất khóa riêng, mật khẩu bị quên, địa chỉ bị nhập sai.
- Rủi ro từ hợp đồng thông minh: Tất cả các hoạt động của những ứng dụng Defi đều sử dụng hợp đồng thông minh để vận hành. Lỗ hổng liên quan đến hợp đồng thông minh là một nguồn vấn đề chính của nhiều dự án DeFi. Nếu có một sai sót nhỏ nhất trong mã của hợp đồng thông minh, nó có thể dẫn đến mất tiền của nhà đầu tư
- Tính thanh khoản thấp: Thanh khoản có thể được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với các dự án dựa trên mã thông báo DeFi và các giao thức blockchain. Tổng giá trị bị khóa trong DeFi là hơn 12,5 tỷ đô la vào tháng 10 năm 2020. Đây là một sự sụt giảm trong đại dương khi so sánh với các hệ thống tài chính truyền thống.
Xem thêm: >>>Phần 2: Những ứng dụng của DeFi