Tiền điện tử, một công cụ tài chính được sáng tạo dựa trên công nghệ Blockchain, mang đến lợi ích cho người dùng bởi tính phi tập trung, nhanh chóng, bảo mật nay lại trở thành công cụ để các tổ chức lừa đảo, phạm pháp trục lợi.
Tiền điện tử trơ thành công cụ đánh bạc trực tuyến mới
Mới đây Công an tỉnh Hải Dương vừa triệt phá một đường dây đánh bạc thông qua hình thức cá cược tiền điện tử, cụ thể là cá cược giá trị của Bitcoin.
Theo cơ quan điều tra, đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc theo mô hình đa cấp, quy mô lớn trên không gian mạng với số tiền giao dịch đặt cược lên đến gần 2.000 tỷ đồng. Hiện 13 bị can trong đường dây này đã bị khởi tố, bắt tạm giam để tiếp tục điều tra, làm rõ.
Theo kết quả điều tra, Nguyễn Tuấn Anh, SN 1990, trú tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội mua mã code của sàn giao dịch quyền chọn nhị phân trên mạng Internet, sau đó đặt tên là sàn Vitsa, rồi lôi kéo nhiều đối tượng tham gia làm cấp dưới cho mình, tạo thành mô hình “ponzi”.
Đường dây đánh bạc này hoạt động theo mô hình đa cấp: “cầu trên” sẽ được hưởng lợi nhuận giao dịch là 1% trên tổng số tiền giao dịch của tài khoản “cầu dưới” trực tiếp. Tiền lợi nhuận “cầu dưới” tiếp theo sẽ chia 2, đến cấp cuối cùng là cấp 7.
Tuấn Anh và các đối tượng đã lợi dụng MXH để tạo ra các hội, nhóm đăng tải thông tin quảng cáo, tổ chức họp trực tuyến nhằm hướng dẫn người chơi cách thức hoạt động, cũng như lôi kéo người khác tham gia cùng để hưởng lợi nhuận từ những người mới.
Người tham gia đánh bạc trên sàn Vitsa thông qua đặt cược thắng, thua dựa theo biểu đồ lên, xuống của tỷ giá đồng tiền ảo Bitcoin; mức đặt cược thấp nhất là 1 USDT/1 lần (1 USDT có giá trị tương đương 1 đô la Mỹ).
Trong thời gian từ ngày 29/12/2021 đến 08/4/2022, tổng số tiền giao dịch đặt cược của người tham gia đánh bạc trên sàn Vitsa do đường dây của Tuấn Anh tổ chức lên tới gần 2.000 tỷ đồng.
Có thể nói, tiền mã hóa vốn là một công cụ hữu ích để người dùng có thể phá bỏ những rào cản đang tồn đọng ở tiền fiat (tiền tệ cơ bản của mỗi quốc gia). Tuy nhiên, nhiều tổ chức không chỉ riêng tại Việt Nam mà trên toàn thế giới đã lợi dụng công cụ này để lừa đảo, thực hiện những hành vi phạm pháp. Công ty nghiên cứu blockchain Chainalysis thống kê, chỉ trong năm 2021 đã có gần 3 tỷ USD bị lừa thông qua tiền điện tử.
Eva Crouwel, người phụ trách mảng tội phạm tài chính của sàn giao dịch tiền số Luno, cho rằng người dùng nên thật sự cẩn thận trước các dự án thiếu minh bạch, nhất là không có thông tin đội ngũ phát triển rõ ràng, website sơ sài, không có sách trắng hay lộ trình phát triển chi tiết. Đặc biệt, những cam kết về lợi nhuận béo bở thường là chiêu bài dễ nhận thấy nhất của các dự án lừa đảo.
Đọc thêm:>>> Giá Bitcoin biến động mạnh, nhà đầu tư nên “chọn mặt gửi vàng”
Source: Tổng hợp