Một hòn đảo tiền điện tử nằm ở Nam Thái Bình Dương, nơi được gọi là thiên đường dành cho tiền kỹ thuật số đang thu hút sự chú ý từ cộng đồng khi có hơn 50.000 nhà đầu tư sẳn sàng chi hàng trăm đô la đã sở hữu quyền công dân kỹ thuật số trên Đảo Satoshi.
El Salvador chỉ còn là quá khứ khi một địa dành mới dành cho Bitcoin vừa xuất hiện trên bản đồ thế giới. Một khu bảo tồn trên đảo tư nhân ở Nam Thái Bình Dương xa xôi. Nơi đây được đặt tên theo người sáng tạo nên Bitcoin là Satoshi được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho cộng đồng crypto thế giới.
Tương tự những nơi khác, hòn đảo này có thể làm nơi nghỉ dưỡng và ẩn mình của giới tài phiệt. Tuy nhiên, điều đặc biệt là nó sử dụng 100% tiền điện tử. Những nhà phát triển hòn đảo Satoshi đã có đôi lời chia sẻ:
“Đây sẽ là một thiên đường hoàn toàn mới, nơi mọi thứ sẽ được thanh toán bằng tiền điện tử và tất cả quyền sở hữu trên hòn đảo đều thông qua NFT.”
Với tên gọi được lấy cảm hứng từ người tạo ra Bitcoin (BTC), Satoshi Nakamoto, nhóm nghiên cứu nói thêm rằng “hòn đảo dự định tổ chức các sự kiện hằng năm và là nơi đặt trụ sở cũng như tụ họp của những người đam mê tiền điện tử trên toàn thế giới”.
Tại đây, mỗi ngôi nhà sẽ là một NFT, hoặc có tên gọi là “Satoshi Island Land NFT”, có thể trao đổi được như bất động sản thông thường. Đối với những người vẫn theo xu hướng truyền thống, chủ sở hữu NFT có thể “thay đổi các quyền kỹ thuật số thành tài liệu bản cứng tại cơ quan đăng ký đất đai chính thức của Vanuatu.”
Không giống như những dự án thất bại trước đó như Fyre festival hay CryptoLand, Satoshi Island đã vạch ra một chiến lược phát triển có kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Nhóm đã lùng sục khắp thế giới để lựa chọn địa điểm hợp lý, tuân thủ các quy trình pháp lý và tránh các chiến dịch tiếp thị quá rầm rộ thông qua người nổi tiếng.
Kế hoạch xây dựng Đảo Satoshi đã có từ những năm 2017, khái niệm về một nơi dành riêng cho cộng đồng tiền mã hóa đc hình thành và mất nhiều năm sau đó để thực hiện. Trên thực tế, “đã mất rất lâu để tìm ra hòn đảo phù hợp và kết hợp mọi thứ lại với nhau để có thể ra mắt công chúng”.
Đầu tiên, hòn đảo này phải đủ xa để đảm bảo sự riêng tư nhưng không quá xa khiến việc phát triển gặp nhiều khó khăn. Thứ hai, hòn đảo không bị rủi ro do biến đổi khí hậu và không bị thiên tai. Việc đi vòng quanh thế giới để tìm một nơi lý tưởng rất khó khăn nhưng cũng có phần thú vị, theo chia sẻ từ đội ngũ phát triển.
Ngoài ra, chính phủ quản lý hòn đảo đồng thời phải cởi mở với ý tưởng về một thành phố tiền điện tử, điều này khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn gấp bội. Cuối cùng, sau nhiều năm tìm kiếm, nhóm nghiên cứu đã đến với Vanuata: “Chính phủ nơi đây cho thấy tinh thần sẵn sàng đổi mới và rất muốn có một cuộc thảo luận ngay lập tức. Ngoài ra các quốc gia lân cận như Tonga đã thảo luận về việc đưa Bitcoin trở thành tài sản hợp pháp, hây Quần đảo Marshall đã “mở cửa” cho các DAOs.
Chính phủ Vanuatu rất nhiệt tình với ý tưởng tạo ra một không gian tương lai, nơi mang đến việc làm cho mọi người. “Bộ trưởng Bộ Tài chính đã quan tâm đến ý tưởng về nền kinh tế kỹ thuật số và sử dụng công nghệ blockchain khi chúng tôi nói chuyện với ông ấy, vì vậy ông ấy rất hào hứng với ý tưởng mà công ty đề ra”.
Sau đó, đơn vị phát triển đã nhận được thư phản hồi từ chính phủ để tiến hành quá trình xây dựng lại nơi đây. Tất cả năng lượng được tạo ra từ hòn đảo sẽ lấy từ các nguồn tái tạo. Trong khi đó, công ty cho biết thêm, “họ không thực sự đến đây để khai thác tiền điện tử”. Thay vào đó, kế hoạch là sử dụng “các tấm pin mặt trời được xây dựng trên nóc nhà để vận hành toàn bộ cộng đồng.”
Về tính tổng thể của hòn đảo, nơi đây phải là một khu nghỉ dưỡng, có nhà cửa và cư dân sinh sống. Theo trang web, dự án hướng đến việc xây dựng một “thủ đô tiền điện tử của thế giới” – mục tiêu này sẽ không thể đạt được nếu không có người dân sinh sống và làm việc.
Đội ngũ dự án đặc mục tiêu sẽ có 21.000 nhà đầu tư hoặc cư dân sẽ sinh sống và làm việc trên hòn đảo. Đương nhiên, cư trú được cấp thông qua một NFT đúc trên blockchain. Cho đến nay, 50.000 người đã đăng ký quan tâm đến dự án và chi tiền để có thể tham gia vào “cộng đồng nơi họ có thể sống, làm việc và thăm viếng quanh năm”.
Tuy nhiên, cư trú NFT không cấp quốc tịch Vanuatu. Nếu những người đam mê tiền điện tử muốn nói lời tạm biệt với fiat và xin chào với cuộc sống tiền điện tử quanh năm dưới ánh mặt trời, họ sẽ phải chi 130.000 đô la để mua NFT quyền công dân.
Được biết, vào đầu năm 2023, cư dân có thể bắt đầu cư trú trên đảo thông qua những NFT bất động sản mà công ty này bán ra.
Đọc thêm:>>> 4 lý do tại sao Ethereum tăng giá mạnh
Source: JOSEPH HALL – COINTELEGRAPH