Sàn Dex là một nơi khá uy tín để các nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch mà không bị ràng buộc bởi trung gian. Hãy tìm hiểu xem top sàn Dex hiện nay là những sàn nào và lựa chọn cho mình một sàn phù hợp nhé!
Sàn Dex là gì?
DEX (Decentralized Exchange) là sàn giao dịch phi tập trung, cho phép người dùng giao dịch tiền mã hóa mà không dựa vào tổ chức trung gian nào. DEX cũng không kiểm soát hay giữ token của khách hàng mà để họ tự quản lý coin/token của mình. Các giao dịch sẽ diễn ra tự động giữa các người dùng thông qua network P2P. Vì vậy, DEX sẽ đảm bảo tính an toàn và bảo mật cao hơn so với các sàn tập trung hiện nay.
Dưới đây là các sàn Dex có số lượng giao dịch cao nhất theo thời điểm viết bài tại Coinmarketcap.
dYdX
dYdX tự mô tả mình là một sàn giao dịch phi tập trung đầy đủ tính năng (có nguồn gốc từ Hoa Kỳ) để giao dịch giao ngay (spot) và ký quỹ (Margin). dYdX được xây dựng trên Ethereum và ra mắt vào đầu tháng 5 năm 2019 với giao dịch ký quỹ và giao ngay với ETH-DAI. dYdX tuyên bố cung cấp một trong những sổ đặt hàng thanh khoản nhất trên các sàn giao dịch phi tập trung.
Tính năng nổi bật của sàn giao dịch dYdX
- Phí thấp, không có gas (giao dịch trực tiếp trên nền tảng)
- Rút một cách nhanh chóng không cần phải đợi
- Bảo mật và riêng tư: Giải pháp Starkware của Layer2 đảm bảo an toàn dựa trên Zero-Knowledge Rollups.
- Các giao dịch nhanh chóng và xác nhận trên chuỗi trong 1 giờ
- Giao diện Mobile thân thiện
- Ký quỹ liên chuỗi, chỉ từ một tài khoản có thể tận dụng đòn bẩy vị thế của nhiều market
Các sản phẩm của sàn giao dịch dYdX
- Spot: Giao dịch giao ngay.
- Margin: Giao dịch ký quỹ.
- Perpetuals: Hợp đồng tương lai vĩnh cữu.
Uniswap V2 và V3
Uniswap là một giao thức tạo lập thị trường tự động (AMM) và đồng thời là sàn giao dịch phi tập trung xây dựng trên Blockchain Ethereum, cho phép người dùng có thể swap bất kỳ token ERC-20 nào. Uniswap hiện đang là sàn được sử dụng phổ biến nhất bởi sự nhanh gọn và tiện lợi của nó.
Nếu để tóm gọn lại diễn trình lịch sử của Uniswap từ v1 đến v3 thì như sau:
- Phiên bản thứ nhất (V1): Chỉ có thể swap giữa ETH với các token ERC-20 với các hoạt động cung cấp thanh khoản.
- Phiên bản thứ hai (V2): Swap giữa nhiều loại token khác nhau, vừa triển khai thêm hoạt động cung cấp thanh khoản để nhận hoa hồng, token trả về.
- Phiên bản thứ ba (V3): Đây là sự kết hợp của v2, bên cạnh đó là việc điều phối thanh khoản (concentrated liquidity). Tính năng mới này nhằm giúp thanh khoản tập trung nhiều ở vùng tỷ giá thường diễn ra giao dịch nhất giúp giảm thiểu slippage cho người dùng.
Nhằm duy trì vị thế hiện tại và tiến xa hơn nữa trong tương lai, Uniswap đã ra mắt phiên bản v3 với nhiều thay đổi rất đáng chú ý, bao gồm: Thanh khoản được tập trung hơn, nhiều hạng mức phí khác nhau, Oracle của Uniswap v3 sẽ dễ để tích hợp và với chi phí thấp hơn, dử dụng L2 Optimism để giảm phí giao dịch trên Ethereum.
Pancakeswap (V2)
Pancakeswap là một trong những sàn phi tập trung theo cơ chế tạo lập thị trường tự động (AMM DEX) đầu tiên của Binance Smart Chain, cho phép người dùng trao đổi các token chuẩn BEP20.
Việc tăng cấp lên bản PancakeSwap v2 sẽ đổi khác 1 số ít yếu tố sau đây:
- Chương trình giới thiệu (kiếm % hoa hồng phí từ các giao dịch hoặc harvest).
- Xóa phát hành token SYRUP.
- Thêm cơ chế buy-back và đốt đối với phần phí giao dịch.
Sản phẩm swap token tại PancakeSwap: Exchange, Liquidity, Farms, Pool, Prediction, Lottery, IFO, NFT market
Curve Finance
Curve Finance được xem là một giao thức trao đổi defi phi tập trung, ra đời nhằm thiết kế cho mục đích riêng là trao đổi các stablecoin một cách hiệu quả. Hay có giá trị tương đương với stablecoin là tài sản tiền điện tử pegged có giá trị 1:1.
Một số ưu điểm như:
- Người dùng được sếp giao dịch stablecoin độ trượt thấp, chi phí không cao và tính thanh khoản cao. Ngoài ra, người cung cấp tính thanh khoản còn có thể nhận được phí giao dịch và tiền lãi cho vay nữa nhé.
- Chỉ tập trung vào thị trường ngách tài sản stable. Kèm theo đó là Curve sử dụng công thức để tối ưu hóa sự chênh lệch của độ trượt.
- Cho phép người dùng cung cấp tính thanh khoản bằng nhiều loại đồng khác nhau.
- Các stablecoin sẽ giao dịch trực tiếp với nhau, đối với Curve Finance. Cho nên phí giao sẽ được giảm một nửa, với mức phí giao dịch hiện tại là 0.04%.
- Bên cạnh đó thì Curve còn thiết kế với thực toán có độ trượt được giảm thiểu, làm giảm được khá nhiều tiền với những giao dịch lớn hơn.
- Đồng tiền điện tử CRV. Việc bạn trở thành một nhà cung cấp tính thanh khoản liquidity cho Curve Finance, thù lao bạn nhận lại sẽ là đồng tiền CRV. CRV có thể giúp bạn kiếm lợi hay trở thành một token để các trader thực hiện các giao dịch trên các nền tảng.
SpookySwap
SpookySwap là sàn giao dịch phi tập trung (DEX-AMM) được xây dựng trên Blockchain. SpookySwap đầu tư vào việc xây dựng một nền tảng vững chắc lấy token BOO làm token quản trị, đa dạng pool thanh khoản, xây dựng bridge (cầu nối) tích hợp, trang bị tính năng limit order (lệnh giới hạn).
Điểm nổi bật của SpookySwap
IFO: Chương trình IFO trên SpookySwap sẽ cung cấp 4% tổng cung token BOO (546,660 tokens) của dự án cho những người dùng stack BOO. Số lượng token này sẽ được phân phối cho người dùng trong vòng 12 tuần.
Monthly Grant: Đội ngũ phát triển muốn phát triển mạnh hơn các dự án trên Fantom thông qua quỹ Monthly Grant tương đương với 2% tổng cung của token BOO (273,320 tokens).
Với hai điểm này, có thể suy đoán rằng SpookySwap về sau ngoài việc đóng vai trò là AMM trên hệ sinh thái Fantom thì nó sẽ trở thành một Launchpad hỗ trợ các dự án phát triển trên hệ sinh thái Fantom.
Sushiswap
Sushiswap hay SUSHI được biết như một giao thức tạo lập thị trường một cách tự động Automated Market Maker AMM. Sushiswap là một nhánh của Uniswap. Với sự kế thừa những điểm riêng biệt nhất của Uniswap và phát triển nó trở nên mạnh mẽ hơn thông qua việc tập trung cao vào tính bảo mật và cả cộng đồng.
Những điểm nổi bật của Sushiswap
Ưu đãi đặc biệt lớn dành cho các nhà cung cấp tính thanh khoản
Lợi ích đầu tiên phải kể đến là nhận được mức thưởng tương ứng với sự đóng góp của mình, và số tiền được trả dưới dạng SUSHI token.
Lợi ích thứ 2 là việc họ sẽ tiếp tục được tích lũy tiền thưởng tại Sushiswap cho dù có ngừng cung cấp tính thanh khoản cho Sushiswap đi nữa.
Lợi ích tiếp theo cũng không ít hấp dẫn hơn, nhà cung cấp tính thanh khoản sẽ trở thành một đối tác cực quan trọng với Sushiswap khi họ tham gia càng sớm. Và đã là những đối tác quan trọng của giao thức thì đặc quyền mà họ nhận được cũng sẽ càng nhiều.
Phân chia tiền thưởng một cách “lấy lòng người”
Sushiswap chia cho nhà cung cấp tính thanh khoản với phần trăm ở mức 0,25% của chi phí giao dịch pool. Còn 0,05% còn lại sẽ được biến đổi thành token SUSHI từ giao thức này, và sau đó sẽ được chuyển đến chủ sở hữu SUSHI token.
Có quỹ phát triển và nâng cấp dự án
Dựa trên ý kiến của Larry Cermak, là một chuyên gia ông khuyến nghị sẽ sử dụng 10% phần phối để làm quỹ giúp phát triển dự án. Cụ thể khoản phí trên được dùng với mục đích đảm bảo tính bảo mật và ngày càng nâng cấp hơn, phát triển hơn dự án này. Và ông cũng hy vọng rằng cộng đồng sẽ chấp nhận và không cảm thấy phiền lòng với quyết định trên.
Trên đây là tổng quan một số sàn Dex phổ biến hiện nay, hi vọng giúp các bạn nắm được một số thông tin cần thiết cho quá trình đầu tư của mình.