Automated Market Maker là gì?
Automated Market Maker (AMM) là công cụ tạo lập thị trường tự động và thường hoạt động trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX), nơi mà mọi thứ diễn ra tự động mà con người không thể can thiệp. Sàn giao dịch phi tập trung có AMM thường dựa trên các công thức toán học để định giá giá trị của một token.
Giống như các sàn giao dịch bình thường khác, AMM có nhiều cặp giao dịch khác nhau nhưng không có lệnh mua hay lệnh bán nào, và trader cũng không cần phải tìm kiếm người mua. Thay vào đó, một hợp đồng thông minh sẽ hoạt động với vai trò người thực hiện trong một giao dịch.
Tại sao các sàn giao dịch AMM lại tồn tại?
Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính phi tập trung (DeFi) cùng với các loại tiền điện tử có hợp đồng thông minh đã tạo ra nhu cầu rất lớn cho việc trao đổi các loại token. Các điều kiện kể trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Automated Market Maker (AMM) như Uniswap; Sushiswap ra đời và phát triển nhanh chóng về khối lượng giao dịch. Chúng có nhiều ưu điểm mà các sàn giao dịch cũ không có nên đã có một chỗ đứng nhất định
AMM là giải pháp cho những hạn chế của các Blockchain hợp đồng thông minh, đặc biệt là Ethereum. Trước khi AMM trở nên phổ biến, các nền tảng giao dịch phi tập trung được xây dựng trên Ethereum, như EtherDelta hay 0x luôn ứng dụng các cơ chế sổ lệnh truyền thống.
Tuy nhiên, họ gặp những vấn đề về thanh khoản, chẳng hạn như việc đặt lệnh sẽ tiêu tốn nhiên liệu hoặc sẽ cần thời gian chờ đợi xác nhận khối. Thông lượng (TPS) thấp của Ethereum cũng hạn chế số lượng giao dịch nhận được trước khi blockchain chạm mức quá tải.
Điều này thực sự là vấn đề đối với các nhà tạo lập thị trường – nhà cung cấp thanh khoản thông qua sổ lệnh giao dịch. “Tạo ra” một thị trường thực sự đòi hỏi sự linh hoạt theo giá liên tục thay đổi. Khi một lệnh cần cả kinh phí và thời gian để thực hiện, người ta có thể lỗ nhiều hơn mức chênh lệch giá mua bán – sự khác biệt giữa giá chào bán cao nhất và giá mua thấp nhất.
AMM giúp việc cung cấp thanh khoản trở nên tiết kiệm và đơn giản hơn thông qua một quá trình đơn giản và hoàn toàn tự động – như chính cái tên của nó. Thậm chí những người dùng phổ thông cũng có thể thực hiện việc cung cấp thanh khoản, dễ dàng hơn rất nhiều so với các sàn giao dịch truyền thống có thể cần đến những kiến thức về kỹ thuật cao hơn.
AMM hoạt động thế nào?
Nếu các DEX không sử dụng sổ lệnh, thì các nhà giao dịch có thể thực hiện hoạt động giao dịch trong AMM DEXs bằng hợp đồng thông minh. Nhiều DEX chọn giao thức tự trị AMM để thay thế vai trò của sổ đặt hàng.
Thay vì sử dụng hệ thống khớp lệnh, AMM DEX sử dụng chương trình tự thực hiện, hợp đồng thông minh để xác định giá tài sản kỹ thuật số và sau đó cung cấp tính thanh khoản. Trên các DEX sử dụng hệ thống sổ lệnh, sự phát triển trao đổi P2P được sử dụng cho các giao dịch mua bán. Ngược lại, AMM DEX tuân theo khái niệm giao dịch P2C (Pear – to – Contract) vì người dùng thực hiện các hoạt động giao dịch với thanh khoản được khóa bên trong Hợp đồng thông minh.
Đó là lý do tại sao hợp đồng thông minh còn có thể được gọi là nhóm thanh khoản. Trong hệ thống AMM, giá của mã thông báo được xác định theo một công thức.
Công thức phổ biến được sử dụng trong các AMM
x * y = k
Trong đó:
- X và y là đại diện số lượng của hai mã thông báo trong pool
- K là một hằng số được xác định trước, nghĩa là tổng thanh khoản của nhóm luôn phải giữ nguyên.
Phương trình này sẽ có dạng hyperbol: Một kiểu hình tiệm cận với cả số vô cực và số 0 tại các cực trị.
Các giao dịch trên AMM là các giao dịch hoán đổi mã thông báo (không phân biệt lệnh mua hay lệnh bán). Bạn đưa một lượng token này vào để đổi lấy một lượng tương ứng token khác theo mức giá xác định bởi công thức xác định ở trên. Vì x = k/y mà k cố định nên khi y càng lớn thì x càng nhỏ do đó khi giao dịch một lượng lớn token trong AMM thường sẽ dẫn tới trượt giá lớn nhất là các pool nhỏ. Do đó để đảm bảo giá tốt, khi giao dịch trên AMM người ta thường chia nhỏ lệnh.
Đây là công thức được sử dụng trên Uniswap, ngoài ra còn có các biến thể của công thức này để hạn chế sự trượt giá.
Hạn chế của AMM
- Trượt giá (Slippage)
AMM gây ra độ trượt cao đối với các đơn đặt hàng lớn. Độ trượt phụ thuộc vào kích thước nhóm thanh khoản của một cặp giao dịch nhất định. Trong AMM DEXs, đơn đặt hàng càng lớn, mức trượt giá càng cao.
Nhóm thanh khoản cần phải lớn hơn 100 lần so với kích thước của lệnh để giữ tỷ lệ trượt giá dưới 1%. Các sàn giao dịch AMM không hoạt động tốt với các đơn đặt hàng lớn vì mỗi nhóm thanh khoản trong hệ thống sẽ cần phải lớn trong khi số lượng nhà giao dịch hiện nay khá ít. Đó là lý do tại sao nhiều nhà giao dịch thích các sàn giao dịch truyền thống hoặc các DEX đặt hàng, có một số lượng lớn các nhà giao dịch hiện tại đang giao dịch hàng tỷ đô la theo đơn đặt hàng mỗi ngày, hơn các DEX AMM.
- Tổn thất tạm thời (Impermanent loss)
Một số người hiểu nhầm rằng Nhà cung cấp thanh khoản trong AMM DEXs kiếm được thu nhập cố định. Nhưng lợi nhuận của LP đến từ phí giao dịch của các nhà giao dịch trong nhóm thanh khoản và có một rủi ro rất lớn đối với họ, đó là tổn thất tạm thời.
Nó được định nghĩa là một rủi ro duy nhất bao gồm trong quá trình cung cấp thanh khoản cho các nhóm tài sản kép trong giao thức DeFi.
Đó là sự khác biệt về giá trị giữa việc đặt mã thông báo vào nhóm thanh khoản AMM và giữ chúng trong ví tiền điện tử.
Trên thực tế, LP kiếm được lợi nhuận cao nhất khi các mã thông báo được giao dịch với tỷ lệ giá gần như hoặc bằng với tỷ lệ giá do LP cung cấp lúc đầu. Tại thời điểm này, khoản tổn thất tạm thời chạm vị trí thấp nhất nên rủi ro đối với các LP kiếm được lợi nhuận cũng giảm xuống.
- Rủi ro bị tấn công
Do các lỗ hổng trên hợp đồng thông minh dẫn đến dự án bị rút hết thanh khoản hay mua phải token của các dự án scam do không có người kiểm soát, đánh giá dự án trước khi nó được niêm yết như ở các sàn CEX mà người dùng phải có những hiểu biết và kỹ năng nhất định để tự bảo vệ mình.
Ngoài ra, AMM còn có một số hạn chế là mức phí cao hơn nhiều so với sàn CEX, thường là 0.3% giao dịch. Phí giao dịch đối với mạng Ethereum còn phụ thuộc vào giá phí gas. Đôi khi do khối lượng giao dịch trên thị trường quá lớn khiến giá phí gas tăng cao tới hàng chục thậm chí hàng ngàn đô cho một giao dịch có giá trị nhỏ.
Giao dịch trên AMM cũng thường có độ trễ do giao dịch cần được xác thực trên blockchain.
Tầm quan trọng của AMM (Automated Market Maker)
Công nghệ blockchain đem đến cho người dùng một môi trường bảo mật và hoàn toàn ẩn danh.
Tuy nhiên cuối các sàn giao dịch tập trung, tính ẩn danh lại chưa hề có. Bởi thông quá trình tạo lập tài khoản, người dùng vẫn có thể cung cấp thông tin cá nhân và tiến hành bước xác minh danh tính bắt buộc.
Vì thế nếu muốn, người ta vẫn có thể truy ra nguồn gốc giao dịch và danh tính của người thực hiện.
Cũng bởi vì thế mà AMM ra đời! Với các nền tảng xây dựng theo mô hình AMM đảm bảo tính bảo mật và riêng tư tuyệt đối cho người dùng. Vì khi đó, người dùng sẽ chỉ cần kết nối ví lưu trữ chữ với nền tảng thanh khoản tự động mà không cần cung cấp bất kỳ một thông tin nào cả.
Các ưu điểm của AMM
Để hiểu rõ tầm quan trọng của AMM đối với DeFi, chúng ta cùng xem các lợi ích mà nó đem lại như sau:
- Tính ẩn danh: Không phải trải qua quy trình xác minh danh tính phức tạp mà có thể sử dụng ngay bất kỳ Automated Market Maker nào. Chỉ cần có ví trữ coin và địa chỉ ví để tiến hành giao dịch
- Giao dịch tự động: Tất cả giao dịch đều hoạt động theo thuật toán tự động bởi hợp đồng thông minh vì vậy bạn không cần lo lắng khi sợ đặt lệnh không khớp. Việc mà nhà đầu tư cần quan tâm là xác định số lượng coin muốn mua và đặt lệnh.
- Minh bạch: Tất cả giao dịch đều sẽ được ghi lại vào blockchain. Bạn có thể truy xuất thông tin giao dịch vĩnh viễn mà không lo bị thất lạc do mất tài khoản hay sàn giao dịch làm giả thông tin.
- An toàn: Đây là phương thức giao dịch trực tiếp từ ví qua ví chứ không cần phải trữ coin thông qua sàn giao dịch nào nên nó giảm thiểu rất lớn được sự đe dọa của hacker.