Gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook đã hợp tác cùng Coinbase và Paxos cho dự án ví kỹ thuật số Novi sắp tới của họ, hiện Facebook sẽ bắt đầu thí điểm ví Novi tại Hoa Kỳ và Guatemala. Tuy nhiên dự án đã vấp phải một số trở ngại từ chính phủ Hoa Kỳ.
Ví NOVI và dự án Diem
Bắt đầu từ ngày 19 tháng 10, một nhóm nhỏ người dùng ở cả Hoa Kỳ và Guatemala sẽ có thể tải xuống ứng dụng ví kỹ thuật số Novi trên thiết bị iPhone hoặc Android và nạp tiền vào tài khoản của họ bằng thẻ ghi nợ. Qua đó, họ có thể gửi và nhận tiền bằng Pax Dollar (USDP), đây là một loại tiền ổn định được hỗ trợ bằng đô la và được phát hành bởi công ty Ủy thác Blockchain Paxos.
Người phát ngôn của Facebook cho biết rằng giai đoạn thử nghiệm sẽ cho phép Facebook đánh giá các chức năng cốt lõi của ví và giới thiệu khả năng hoạt động, đặc biệt là về dịch vụ khách hàng và tuân thủ. Novi cũng đang được thiết kế để có khả năng tương tác với các ví kỹ thuật số khác.
Facebook là thành viên sáng lập của Hiệp hội Diem. Thay vì tận dụng stablecoin của hiệp hội (Diem) trên blockchain của hiệp hội (mạng Diem), công ty đang hợp tác với Paxos và Coinbase để cho phép người dùng gửi và nhận USDP, với Coinbase sẽ quản lý quyền lưu ký tiền điện tử. Nhưng đây chỉ là một bước trung gian vì Facebook vẫn có kế hoạch thay thế USDP bằng Diem trong tương lai.
Facebook ban đầu đã có kế hoạch lớn cho dự án tiền điện tử của mình với sự thành lập Hiệp hội Libra để phát triển đồng mã hóa Libra, một loại tiền tệ hoàn toàn mới gắn liền với tiền tệ fiat và chứng khoán. Ban đầu, Libra sẽ không dựa trên một loại tiền tệ duy nhất nào trên thị trường mà là sự kết hợp của nhiều loại tiền tệ.
Hiện tại, Facebook sẽ bắt đầu thử nghiệm Novi với một số người dùng thực. Công ty đang tập trung vào giao dịch người dùng giữa Hoa Kỳ và Guatemala. Người dùng Novi muốn thực hiện giao dịch có thể tải xuống ứng dụng Novi, tạo tài khoản và nạp tiền bằng các thẻ thanh toán thông thường như thẻ ghi nợ.
Người dùng có thể trao đổi USDP hoàn toàn miễn phí thông qua Ví Novi. Tuy nhiên, hiện nó vẫn chưa được áp dụng để thanh toán tại các cửa hàng hoặc trả tiền thuê nhà. Đó là lý do tại sao người dùng có thể rút số dư Novi bằng tiền mặt tại một địa điểm giao dịch chuyển vào tài khoản ngân hàng.
Sự phản đối từ Chính phủ Hoa Kỳ
Dự án tiềm năng là vậy nhưng Facebook đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều ngân hàng Trung ương – họ lo ngại rằng Libra sẽ trở thành một loại tiền tệ gần như có chủ quyền ở một số quốc gia. Mặc dù năm ngoái, hiệp hội Libra đã thông báo rằng họ sẽ giảm tham vọng của mình bằng cách tập trung vào các stablecoin.
Stablecoin là một tài sản tiền điện tử có giá trị cố định không biến động theo thời gian. Ví dụ: Hiệp hội Libra muốn ra mắt LibraUSD. Một LibraUSD sẽ luôn có giá trị bằng một USD.
Một vài tháng sau, Hiệp hội Libra đã thông báo một số thay đổi một lần nữa. Dự án được đổi tên thành Hiệp hội Diem. Tương tự, dự án ví của Facebook đã được đổi thương hiệu từ Calibra thành Novi. Nhưng cả Diem và Novi đều không nhận lại phản ứng tích cực.
Các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Hoa Kỳ Brian Schatz, Sherrod Brown, Richard Blumenthal, Elizabeth Warren và Tina Smith, đã lên tiếng phản đối nỗ lực kéo dài hai năm của Facebook nhằm tung ra tiền điện tử và ví kỹ thuật số.
Facebook một lần nữa đang theo đuổi các kế hoạch tiền kỹ thuật số trong thời gian cao điểm và đã triển khai thử nghiệm mạng lưới cơ sở hạ tầng thanh toán, mặc dù những kế hoạch này không tương thích với bối cảnh quản lý tài chính thực tế. Facebook không đủ khả năng để quản lý hệ thống thanh toán hoặc tiền tệ kỹ thuật số khi thậm chí nhiệm vụ cốt lõi là quản lý rủi ro và bảo mật thông tin người dùng Facebook cũng chưa thể thực hiện được.
Các thượng nghị sĩ gửi lời tới Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg.
Bức thư của các thượng nghị sĩ chỉ ra rằng ngay cả thí điểm nhỏ của Facebook về hệ thống tiền điện tử của mình cũng sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ của các nhà lập pháp và cơ quan quản lý.
Kết luận
Facebook đã công bố tiền điện tử Libra vào tháng 6 năm 2019. Hệ sinh thái tiền điện tử đã thay đổi mạnh mẽ kể từ đó. Với sự đầu tư công phu, liệu Diem có thể bắt kịp các stablecoin hiện có và mở ra một hệ sinh thái tiền mã hóa toàn cầu mới hay không? Đối thủ của Diem phải kể đến những cái tên Tether và USD Coin có nguồn cung lưu hành kết hợp hơn 100 tỷ đô la.
Hơn hết, các rào cản ở Washington khiến Facebook gặp trở ngại trong việc thuyết phục các nhà hoạch định chính sách cấp cao chấp nhậm Diem. Mạng thanh toán Diem được đề xuất và trải qua một số lần thiết kế lại từ năm 2019, nhưng những lo ngại về rửa tiền và stablecoin đã làm chậm quá trình phê duyệt. Vào tháng 9, các nhà hoạch định chính sách dần bị thu hút bởi một số thay đổi trong thiết kế của mạng thanh toán này.
CryptoLeakVn tổng hợp