Việc chính phủ liên bang Hoa Kỳ vỡ nợ đã được ngăn chặn tạm thời. Ngày 7/10, Thượng viện đã bỏ phiếu để tăng giới hạn nợ thêm 480 tỷ đô la để tiếp tục thanh toán các nghĩa vụ của mình cho đến đầu tháng 12.
Thỏa thuận đã đảm bảo một giải pháp tạm thời cho sự bế tắc đảng phái kéo dài hàng tuần khiến các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước Mỹ không yên tâm. Viễn cảnh về một vụ vỡ nợ của Hoa Kỳ dường như ngày càng gần hơn.
Tuy nhiên, thị trường tiền điện tử vẫn hoạt động tốt, dẫn đầu bởi đợt tăng giá lớn nhất của Bitcoin (BTC) trong nhiều tháng. Điều này đã chứng minh sự tách biệt của tiền điện tử khỏi các loại tài sản truyền thống và Bitcoin là lựa chọn an toàn trước khủng hoảng tài chính sắp xảy ra.
Vậy, cùng tìm hiểu một số vấn đề xoay quanh việc nợ của chính phủ và tài sản điện tử.
Tăng hạn mức thẻ tín dụng.
Chính phủ Hoa Kỳ trực tiếp kiểm soát việc in ấn đồng đô la, do đó họ có quyền hạn trong việc đặt ra giới hạn nợ của chính mình. Quốc hội lần đầu tiên áp đặt giới hạn tổng nợ quốc gia vào năm 1939, tăng giới hạn này hơn 100 lần kể từ đó.
Mặc dù việc tăng trần nợ thường không phải liên quan đến đảng phái, nhưng lần này mọi thứ đã khác. Được ủng hộ bởi chương trình nghị sự của đảng Dân chủ, các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện đã từ chối hỗ trợ của đối thủ nhằm giải quyết việc tăng giới hạn nợ hoặc vỡ nợ liên bang.
Đặt vấn đề chính trị đảng phái sang một bên, một số nhà phê bình tin rằng việc liên tục tăng giới hạn đi vay là không tốt cho người dân Mỹ. Chris Kline, giám đốc điều hành của Bitcoin IRA nói rằng:
Chính phủ đã tự cho mình khả năng tăng hạn mức thẻ tín dụng trung bình hàng năm trong vòng trăm năm qua và điều đó có sự phân tán đối với tầng lớp trung lưu. Tầng lớp trung lưu Mỹ có đầu tư BItcoin đang bị ảnh hưởng từ lạm phát và xuất phát từ chính sách tiền tệ cân đối USD.
Bitcoin cũng có thể là lựa chọn rủi ro trong ngắn hạn
Thượng viện đã đồng ý chỉ ngăn chặn vấn đề trần nợ cho đến đầu tháng 12 và một số nhà nghiên cứu cho rằng sự không chắc chắn này có thể ảnh hưởng đến Bitcoin trong những tuần tới.
Arina Kulackovska, người đứng đầu sàn giao dịch tiền điện tử CEX.IO, tin rằng “Sự không chắc chắn này có thể thúc đẩy BTC tăng giá”. Đồng thời, Kulackovska lưu ý rằng tiền điện tử đang bắt đầu “phân tách khỏi thị trường truyền thống”, điều này có thể ngăn chúng ít bị ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, mức độ mà tiền điện tử đã tách khỏi các tài sản khác như cổ phiếu vẫn chưa sáng tỏ. Eric Bleeker, nhà phân tích tại công ty tư vấn đầu tư The Motley Fool, nhận xét rằng:
Bitcoin hoạt động trên thuật toán, thay vì chính trị, thực tế, Bitcoin là một tài sản có nguồn cung hạn chế và tăng giá trị khi Mỹ nợ nhiều hơn”. Một ví dụ ông đưa ra là Bitcoin đã giảm hơn 50% vào tháng 3 năm ngoái khi bắt đầu đại dịch và sự kiện như khủng hoảng nợ làm suy giảm niềm tin vào đồng đô la và khiến các lựa chọn thay thế như Bitcoin trở nên hấp dẫn hơn.
Lợi ích lâu dài
Tác động ngắn hạn của kinh tế Mỹ đến tiền điện tử vẫn đang được tranh luận nhưng hầu hết nhà phân tích đều thống nhất về tác động trong dài hạn. Hai xu hướng thường được đề cập là sự mất đi niềm tin vào đồng đô la, và nhu cầu tiền điện tử ngày càng tăng
Haohan Xu, Giám đốc điều hành của Apifiny, kỳ vọng rằng việc tăng trần nợ “sẽ gây áp lực mua nhiều hơn lên BTC, khiến giá tăng đều đặn theo thời gian”. Marie Tatibouet, giám đốc tiếp thị tại sàn giao dịch Gate.io cho rằng thị trường tiền điện tử đã phát triển nhanh hơn cổ phiếu và vàng kể từ khi đại dịch bắt đầu, nếu thực sự có một cuộc khủng hoảng tài chính do chính phủ vỡ nợ, thì tiền điện tử sẽ là nơi trú ẩn an toàn trong dài hạn.
Ron Levy, Giám đốc điều hành của công ty blockchain The Crypto Company cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính là cơ hội để tiền điện tử cuối cùng có thể tách khỏi tài chính truyền thống: “Chúng ta không thể tránh khỏi việc chính phủ Mỹ tiếp tục in tiền, lạm phát ngày càng tăng và bất ổn kinh tế nhưng sự phát triển của tiền điện tử thì được đảm bảo, nó sẽ ngày càng phát triển theo cấp số nhân. “
Sự tách biệt hẳn của tiền điện tử khỏi nền kinh tế tài chính truyền thống vẫn còn chưa xác định, Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ đã cho thấy sự khác biệt giữa cách thức quản lý tiền số và tiền tệ truyền thống – và sự khác nhau này hiện không tạo thuận lợi cho các đồng fiat.