Ngoài các thuật toán quen thuộc Proof of Work (Bằng chứng Công việc) và Proof of Stake (Bằng chứng Cổ phần), còn có một số thuật toán đồng thuận khác đưa ra các phương thức thay thế để đạt đến sự đồng thuận trong hệ thống blockchain như Proof of Burn, Proof of Authority,…
Các blockchain dựa trên PoW như Bitcoin có hiệu suất hạn chế do số lượng giao dịch mỗi giây (TPS) thấp. Sự hạn chế về hiệu suất này là do Bitcoin dựa vào một mạng lưới gồm các node phân tán cần đạt đến sự đồng thuận về các trạng thái hiện tại của blockchain. Điều này có nghĩa là trước khi một block các giao dịch mới được tạo ra, nó cần được xác thực và phê duyệt bởi đa số các node trong mạng. Các blockchain Proof of Stake thường có hiệu suất số giao dịch mỗi giây lớn hơn Bitcoin. Tuy nhiên, sự khác biệt này không quá lớn và các mạng PoS cũng không thực sự giải quyết được bài toán về khả năng mở rộng mạng. Trong bối cảnh này, thuật toán Proof of Authority hiện đang được sử dụng như một phương thức thay thế hiệu quả vì nó có khả năng thực hiện nhiều giao dịch mỗi giây hơn.
Proof of Authority là gì?
Proof of Authority (PoA) là một thuật toán đồng thuận dựa trên danh tiếng, mang lại một giải pháp thực tế và hiệu quả cho các mạng blockchain (đặc biệt các mạng riêng). Thuật ngữ này do nhà đồng sáng lập và cựu CTO của Ethereum, Gavin Wood, đề xuất vào năm 2017.Thuật toán đồng thuận PoA đề cao giá trị của danh tính, nghĩa là những người xác thực khối không dựa trên số lượng coin mà họ nắm giữ mà dựa trên chính danh tiếng của mình. Do vậy, các blockchain PoA được bảo mật bởi các node xác thực được lựa chọn tùy ý như là các thực thể đáng tin cậy. Mô hình Proof of Authority dựa trên một số lượng người xác thực khối có giới hạn, và điều này khiến nó trở thành một mô hình có khả năng mở rộng lớn. Các khối và giao dịch được xác thực bởi những người tham gia đã được phê duyệt, họ đóng vai trò như là những người điều tiết của hệ thống.
Thuật toán đồng thuật PoA có thể được ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau và chúng được coi là một lựa chọn giá trị cho các ứng dụng trong ngành hậu cần. Ví dụ, trong lĩnh vực các chuỗi cung ứng, PoA được coi là một giải pháp hợp lý và hiệu quả.
Mô hình Proof of Authority cho phép các công ty đảm bảo tính bảo mật của mình đồng thời tận dụng được các lợi ích của công nghệ blockchain. Microsoft Azure là một ví dụ khác sử dụng PoA. Nói một cách ngắn gọn, nền tảng Azure cung cấp giải pháp cho các mạng riêng tư với một hệ thống không cần sử dụng một loại tiền tệ riêng như ‘gas’, vì hệ thống đó không yêu cầu hoạt động đào.
Proof of Authority và Proof of stake
Một số người cho rằng PoA là một PoS được sửa đổi ở chỗ nó đề cao danh tính của người dùng thay vì số cổ phần của người dùng. Do tính chất phi tập trung của hầu hết các mạng blockchain, đối với một số doanh nghiệp và công ty, PoS không phải lúc nào cũng phù hợp. Trong khi đó, hệ thống PoA có thể là một giải pháp phù hợp hơn cho các mạng blockchain riêng tư vì hiệu suất làm việc của nó cao hơn rất nhiều.
Các điều kiện cho sự đông thuận cuả PoA
Mặc dù các hệ thống khác nhau có những điều kiện khác nhau, thuật toán đồng thuận PoA thường dựa vào các điều kiện sau:
- Danh tính hợp lệ và đáng tin cậy: Người xác thực cần xác nhận danh tính thực của mình.
- Yêu cầu khắc khe để trở thành người xác thực: Ứng viên phải sẵn sàng đầu tư tiền và chấp nhận rủi ro với danh tiếng của mình. Một quá trình lựa chọn khó khăn giúp làm giảm rủi ro trong việc lựa chọn những người xác thực đáng ngờ, và khuyến khích sự cam kết lâu dài.
- Tiêu chuẩn để phê duyệt người xác thực: Phương thức sử dụng để lựa chọn người xác thực phải công bằng cho mọi ứng viên.
Điểm cốt lõi đằng sau cơ chế dựa trên danh tiếng là sự chắc chắn về nhận dạng của người xác thực. Quá trình này không được là một quá trình dễ dàng tuy nhiên cũng không được quá khó khăn. Nó phải có khả năng loại ra những người chơi xấu. Cuối cùng, việc bảo đảm rằng tất cả những người xác thực phải trải qua một quy trình giống nhau bảo đảm tính liêm chính và đáng tin cậy của hệ thống.
Hạn chế của PoA
Thuật toán PoA được xem là thuật toán đi trước mạng phi tập trung. Bởi vậy có thể nói rằng mô hình thuật toán đồng thuận này chỉ là một nỗ lực để làm cho các hệ thống tập trung trở nên hiệu quả hơn. Mặc dù điều này khiến PoA trở thành một giải pháp hấp dẫn cho các công ty lớn với các nhu cầu về hậu cần, nhưng vẫn có những sự ngần ngại.
- Các hệ thống PoA thật sự đem lại hiệu suất làm việc cao, tuy nhiên người ta vẫn còn nghi ngờ về khả năng biến đổi của hệ thống, khi những vấn đề như kiểm duyệt và đưa vào danh sách cấm có thể dễ dàng thực hiện.
- Một hạn chế khác là bất kỳ ai cũng có thể thấy danh tính của những người xác thực trong hệ thống PoA. Chỉ những người danh tiếng có khả năng xác thực mới tìm cách để nắm giữ vị trí này (như một người tham gia công khai danh tính). Tuy vậy, việc biết danh tính của những người xác thực vẫn có thể tạo cơ hội cho các bên thứ ba khai thác. Ví dụ, nếu một đối thủ muốn gián đoạn mạng dựa trên PoA, họ có thể cố thuyết phục những người xác thực công khai danh tính thực hiện các hành vi gian lận để phá hủy hệ thống từ bên trong).
Kết luận
PoW, PoS, hoặc PoA đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Chúng ta biết rằng sự phi tập trung là tính chất được coi trọng trong cộng đồng tiền điện tử, và PoA, như một cơ chế đồng thuận, hy sinh tính phi tập trung để đổi lấy hiệu suất cao và khả năng mở rộng. Các tính năng cố hữu của hệ thống PoA hoàn toàn khác biệt so với cách thức các blockchain đã vận hành cho đến giờ. Tuy vậy, PoA vẫn là một cách tiếp cận thú vị không thể bỏ qua, và được xem như một giải pháp blockchain mới phù hợp cho các ứng dụng blockchain riêng tư.
Xem thêm: >>> Sự khác nhau giữa Public, private và consortium blockchain